Mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không?

bởi Hoàng Yến
Mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không?

Giấy phép lái xe nói chung và giấy phép lái xe ô tô nói riêng là loại giấy tờ bắt buộc được Bộ Giao thông Vận tải cấp cho mỗi cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện, cho phép người điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên các tuyến đường bộ. Vậy vấn đề đặt ra: trường hợp chủ thể làm mất giấy phép lái xe ô tô có phải tiến hành thi lại không? Xin mời quý đọc giả cùng Luật sư X tìm hiểu ngay bài viết bên dưới để làm sáng tỏ vấn đề mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không? Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!

Căn cứ pháp lý

Điều kiện người lái xe ô tô tham gia giao thông

Căn cứ theo Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông:

“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”

Như vậy, người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo đăng ký xe, giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng loại xe và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không?

Theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe sẽ được cấp lại trong các trường hợp sau:

Mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không?

Giấy phép lái xe đã quá hạn hạn sử dụng.

– Trường hợp quá hạn dưới 03 tháng: Được cấp lại giấy phép lái xe mà không cần thi lý thuyết hay thực hành.

– Trường hợp quá hạn từ 03 tháng – dưới 01 năm: Tài xế phải sát hạch lại lý thuyết mới được cấp lại giấy phép lái xe.

– Trường hợp quá hạn từ 01 năm trở lên: Tài xế phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe bị mất.

– Trường hợp giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng: Được xét cấp lại giấy phép lái xe.

– Trường hợp giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên thì phải thi sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe.

+ Quá hạn từ 03 tháng – dưới 01 năm: Tài xế phải thi lại lý thuyết.

+ Quá hạn từ 01 năm trở lên: Tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. 

Như vậy, nếu bị giấy phép lái xe thì tùy vào thời hạn của giấy phép lái xe đã mất mà sẽ được cấp lại hoặc phải thi lại, cụ thể:

– Nếu bị mất giấy phép lái xe mà giấy phép lái xe đó còn thời hạn hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thì được cấp lại giấy phép lái xe;

– Nếu bị mất giấy phép lái xe mà giấy phép lái xe đó quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên thì phải thi lại.

Cấp lại giấy phép lái xe có cần giấy khám sức khỏe không?

Cũng theo Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và hướng dẫn tại Điều 19, Điều 9 Thông tư này, tùy vào từng trường hợp xin cấp lại giấy phép lái xe mà tài xế có thể phải chuẩn bị thêm cả giấy khám sức khỏe hoặc không. Cụ thể như sau:

Trường hợp xin cấp lại giấy phép lái xe có giấy khám sức khỏe

– Cấp lại giấy phép lái xe hạng A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE do quá hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên.

Trường hợp này phải có giấy khám sức khỏe bởi đây là giấy tờ yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ thi sát hạch lại giấy phép lái xe do để quá hạn từ 03 tháng trở lên.

– Cấp lại giấy phép lái xe hạng A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE do bị mất.

Trường hợp này phải có giấy khám sức khỏe bởi đây là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe khi bị mất.

Trường hợp xin cấp lại giấy phép lái xe không cần giấy khám sức khỏe

– Cấp lại giấy phép lái xe hạng A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE do quá hạn sử dụng dưới 03 tháng.

– Cấp lại giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 do bị mất.

Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe ô tô bị mất

Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, để được cấp lại Giấy phép lái xe, người dân cần thực hiện các thủ tục sau:

Trường hợp giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng:

-Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư 12/2017.

+ Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3.

+ Bản sao giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD (người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Căn cứ: Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

– Nơi nộp: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Lưu ý: Gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

– Lệ phí: 135.000 đồng/lần.

– Thời gian giải quyết: 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí.

Trường hợp Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch:

-Hồ sơ bao gồm:

– Bản sao giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận.

– Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).

Căn cứ: Khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.

-Nơi nộp: Gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

– Lệ phí: Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe trong trường hợp này bao gồm:

– Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

– Lệ phí thi sát hạch:

+ Giấy phép lái xe hạng A4: Thi lý thuyết là 40.000 đồng/lần; Thi thực hành là 50.000 đồng/lần.

+ Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F: Thi lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Thi thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Thi thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

-Thời gian cấp: Chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ thi sát hạch. 

Mức xử phạt hành chính đối với người lái xe ô tô liên quan đến bằng lái xe

Các quy định xử phạt đối với người lái ô tô vi phạm các lỗi liên quan đến bằng lái xe được quy định tại Điều 21 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.

– Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mất giấy phép lái xe ô tô có phải thi lại không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu đơn xin nhận con nuôi trong nước, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có được ủy quyền nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe không?

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định: Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
Như vậy, khi đi làm thủ tục cấp lại bằng lái xe yêu cầu bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải sau đó bạn chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ xin cấp lại bằng lái xe.
Vậy nên, bạn không được nhờ người nhà nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lái xe hộ

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với ô tô như thế nào?

Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Mức phạt uống rượu bia khi lái xe ô tô bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 8; Điểm a Khoản 10; Điểm e, g, h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau:
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng..
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm