Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động (biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động) là loại văn bản mà người lao động và người sử dụng lao động dùng khi kết thúc hợp đồng lao động mà trước đó những đối tượng này đã ký kết với nhau. Việc sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng lao động là căn cứ pháp lý để đối chiếu nội dung về quyền và nghĩa vụ của hai bên đã hoàn thành theo đúng hợp đồng lao động cũng như giải quyết các công việc cần bàn giao. Do đó, biên bản thanh lý hợp đồng lao động tuy không bắt buộc nhưng là văn bản quan trọng giúp xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Chính vì thế LSX xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản về biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Như bạn đã biết, khi thực hiện một công việc người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết một hợp đồng lao động. Do đó, biên bản thanh lý hợp đồng lao động là biên bản xác nhận lại công việc của người lao động đã hoàn thành, chưa hoàn thành từ đó thực hiện bàn giao công việc.
Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động thì:
– Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động chuẩn pháp lý
Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm ghi nhận việc đã hoàn thành các nội dung trong hợp đồng, đồng thời nghiệm thu các hạng mục công việc, nghĩa vụ thanh toán, xuất hóa đơn theo quy định. Theo đó, khi người lao động và người sử dụng lao động không có nhu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa hai bên có thể lập biên bản thỏa thuận thanh lý để chấm dứt hợp đồng lao động. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Khi nào cần thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng?
Thời điểm cần thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng được xác định là khi hợp đồng đã chấm dứt và hai bên nghiệm thu kết quả của quá trình làm việc. Thời điểm kết thúc không nhất thiết là khi các công việc thỏa thuận từ đầu đã được hoàn thành. Cụ thể các trường hợp được quy định trong các văn bản pháp lý, cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
– Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật Lao động 2019.
– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019.
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Thẩm quyền ban hành biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Khi soạn thảo một biên bản thanh lý hợp đồng lao động các bạn nên lưu ý đến thẩm quyền ký kết và căn cứ pháp luật áp dụng của Hợp đồng chính và Biên bản thanh lý hợp đồng. Nếu sai thẩm quyền hoặc không có căn cứ pháp lý sẽ ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của biên bản.
Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người:
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân;
- Được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền;
- Trực tiếp sử dụng lao động;
- Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản. (khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)
Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người lao động là người:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện;
- Đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
- Được những người lao động trong nhóm ủy quyền.(khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
Trên cơ sở này, về nguyên tắc, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ là người có thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
Biên bản thanh lý hợp đồng gồm 2 bản, mỗi bên sẽ giữ một bản và cần có thời gian biên bản còn hiệu lực
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh gồm những gì
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động mẫu đơn giản mới nhất
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
-Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động. Một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày.
-Nếu sau thời gian trên, người lao động có khiếu nại lên công ty để giải quyết. Nếu trong trường hợp vẫn không thể đi đến giải quyết thành công, người lao động có thể khiếu nại lên chánh thanh tra sở lao động thương binh và xã hội hay tòa án để giải quyết.
NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước sau đây (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước theo luật định)