Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty mới 2023

bởi Anh
Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty

Tên là đặc điểm đầu tiên để nhận dạng một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng để có thể sáng tạo một cái tên thật độc đáo và ấn tượng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp do sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp có mong muốn thay đổi tên. Vậy quy định về thay đổi tên công ty như thế nào? Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm những giấy tờ gì? Bài viết “Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty” dưới đây của LSX sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Khi nào phải thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty?

Trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp một trong những là nội dung không thể thiếu đó (khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp được hiểu là tên tiếng Việt của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có tên tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) và tên viết tắt.

Trong đó, tên tiếng Việt là bắt buộc, còn tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tên riêng, công ty đều phải thực hiện thủ tục thay đổi tên.

Doanh nghiệp có thể thay đổi tên trong quá trình hoạt động. Việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Duy nhất 01 trường hợp theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.

Trình tự thủ tục thay đổi tên công ty

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi có Quyết định hoặc Nghị quyết thay đổi tên, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 1: Kiểm tra khả năng sử dụng của tên công ty mới dự kiến

Tra cứu tên công ty mới trên Hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia xem có thể sử dụng tên công ty mới hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty gồm:

STTThành phần hồ sơ
1Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; (Phụ lục II-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
2Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.(Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty)
3Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).(Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)
4Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có)

Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty

Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng. Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ.

Lệ phí: 50.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC, áp dụng từ ngày 20/9/2019). Lệ phí hiện nay được nộp online qua Cổng thông thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục đăng ký.

Bước 4: Khắc lại con dấu nếu thay đổi tên tiếng Việt

Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên mới, doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu pháp nhân mới với tên doanh nghiệp mới.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Mẫu dấu của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp quyết định về số lượng và hình thức, cơ quan đăng ký kinh doanh không còn quản lý nữa.

Nhưng để thống nhất hình thức trong các văn bản của doanh nghiệp, sau khi thay đổi tên, doanh nghiệp vẫn nên thay đổi cả hình thức và nội dung con dấu.

Bước 5: Công bố thông tin thay đổi doanh nghiệp

Sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi. Lệ phí công bố thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.

Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty
Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty

Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty

Với mỗi loại hình công ty khác nhau, khi thay đổi tên doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ khác nhau. Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; (Phụ lục II-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).
  • (Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có)
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không trực tiếp nộp hồ sơ).

Các doanh nghiệp cần lưu ý về việc lựa chọn đặt tên mới cho doanh nghiệp:

Theo quy định pháp luật, tên doanh nghiệp phải được cấu thành đủ 02 yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có tên viết tắt và tên bằng tiếng nước ngoài (được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh). Như vậy, khi thay đổi tên tiếng việt của doanh nghiệp thì tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) cũng cần thay đổi.

Khi đặt tên mới, công ty cần lưu ý không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả tên nước ngoài và tên viết tắt). Đồng thời, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó).

Như vậy, để đảm bảo khả năng chấp thuận tên mới, doanh nghiệp cần tra cứu tên doanh nghiệp đã đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, trước khi đăng ký, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Ngoài ra, do tên doanh nghiệp thể hiện trên con dấu, hóa đơn, giấy tờ của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thay đổi tên doanh nghiệp, công ty cần phải tiến hành các thủ tục sau:

  • Thủ tục đổi dấu pháp nhân;
  • Làm lại biển đặt tại trụ sở công ty;
  • Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi trên hóa đơn công ty;
  • Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm;
  • Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép con công ty đang sở hữu: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa/ Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu ….;
  • Gửi công văn thay đổi tên công ty với các đối tác.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tạm ngừng công ty tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu hồ sơ thay đổi tên công ty” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi tên công ty cần những giấy tờ gì?

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; (Phụ lục II-1 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
– Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.
(Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty).
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).
(Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có)

Cơ quan nào có thẩm quyền nhận hồ sơ đổi tên công ty?

Nộp hồ sơ và lệ phí thay đổi tên công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp hồ sơ qua mạng. Sau khi có tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thời gian chấp nhận hồ sơ thay đổi tên công ty là mấy ngày?

Cơ quan đăng ký ra kết quả chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi hồ sơ (nếu có) trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm