Sức sáng tạo của con người là không giới hạn, và các tác phẩm sáng tạo vẫn luôn ra đời trong từng ngày, từng giờ trong đời sống. Đối với tác phẩm là thành quả của sự sáng tạo, về mặt pháp lý, chủ sở hữu, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được pháp luật bảo vệ thành quả khi có các tranh chấp phát sinh trong trường hợp các chủ thể này thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Vậy, thủ tục này được thực hiện như thế nào? Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả gồm những gì? Hãy cùng LSX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả có những giấy tờ gì?
Để thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác, các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ thích hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ. Việc chuẩn bị đúng các loại giấy tờ sẽ bảo đảm quá trình đăng ký tại Cục bản quyền tác giả trở nên dễ dàng hơn, Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về hồ sơ đăng ký Quyền tác giả như sau:
– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
– Hồ sơ đăng ký Quyền tác giả bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.
Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
+ Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
+ Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Bên cạnh đó, tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt.
– Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả mới năm 2023
Thủ tục đăng ký quyền tác giả là thủ tục then chốt đối với các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để chính thức được bảo hộ về quyền tác giả theo pháp luật. Trong đó, loại giấy tờ quan trọng nhất để thực hiện thủ tục này là mẫu tờ khai đăng ký bản quyền quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả được quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL. Tuy nhiên, Phụ lục 1 của Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL đã cập nhật mẫu đơn Đăng ký quyền tác giả đối với từng thể loại tác phẩm tương ứng như tác phẩm văn học; khoa học; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; sưu tập dữ liệu; tác phẩm báo chí; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian,… Bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu chung nhất dưới đây:
Hướng dẫn điền thông tin trong tờ khai đăng ký bản quyền tác giả
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả là loại giấy tờ quan trọng nhất trong thủ tục đăng ký quyền tác giả. Do đó, việc ghi tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đủ và đúng sẽ đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Lưu ý, khi điền thông tin vào tờ khai đăng ký, tờ khai phải được ghi bằng tiếng Việt. Cụ thể, một số hướng dẫn của LSX trong việc điền tờ khai đăng ký quyền tác giả bạn đọc cần lưu ý gồm:
Người nộp tờ khai
– Họ và tên/Tên tổ chức: Ghi đầy đủ họ tên các nhân hoặc tổ chức là người nộp đơn đăng ký;
– Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền): Nêu rõ người nộp đơn là tác giả hoặc chủ sở hữu hoặc quyền thừa kế hoặc người được ủy quyền và thông tin về ngày, tháng, năm sinh nếu là cá nhân.
– Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):
+ Nếu là cá nhân: ghi thông tin số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn và ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại, email theo mẫu.
+ Nếu là tổ chức: ghi số đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập và điền đầy đủ ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại, email.
– Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho: có thể điền là tác giả hoặc tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tác phẩm đăng ký
– Tên tác phẩm: tên tác phẩm đặt là gì thì ghi đầy đủ vào phần này.
– Loại hình: người điền tờ khai đăng ký quyền tác giả cần điền chính xác loại hình tác phẩm thuộc các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
– Ngày hoàn thành tác phẩm: hoàn thành tác phẩm vào ngày nào thì ghi chính xác vào phần này.
– Công bố/chưa công bố:
+ Nếu tác phẩm chưa được công bố ở bất kì đâu thì ghi “chưa công bố” và để trống phần: ngày công bố, hình thức công bố, nơi công bố.
+ Nếu tác phẩm đã được công bố ở quốc giả nào thì ghi “công bố” đồng thời điền chính xác các thông tin: ngày công bố, hình thức công bố, nơi công bố.
– Nội dung chính của tác phẩm: nêu tóm tắt nội dung tác phẩm.
Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh
Phần này bỏ trống, chỉ khi tác giả, chủ sở hữu có nhu cầu đăng ký tác phẩm phái sinh của tác phẩm gốc thì mới cần thực hiện.
Tác giả
Khai đầy đủ họ tên, quốc tịch, bút danh (nếu có) ngày tháng năm sinh, số và gày cấp, nơi cấp CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả và các đồng tác giả (nếu có).
Chủ sở hữu quyền tác giả
Nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh thì không phải điền phần này (bỏ trống). Trường hợp tác phẩm có chủ sở hữu khác hoặc đồng chủ sở hữu thì khai đầy đủ họ tên cá nhân hoặc tổ chức, quốc tịch, ngày tháng năm sinh (nếu là cá nhân), số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, số điện thoại, email của hủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm.
– Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…): Có thể điền là do tác giả tự sáng tạo hoặc sáng tạo theo hợp đồng hoặc theo quyết định chuyển giao việc, thừa kế hoặc do cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả,…
Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Không phải điền phần khi làm tờ khai đăng ký quyền tác giả này nếu đăng ký mới (bỏ trống).
Ký tên, đóng dấu
Người nộp đơn ghi rõ họ và tên, ký tên, chức danh, đóng dấu (nếu là tổ chức) và ngày tháng năm làm tờ khai.
Thời hạn cấp mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả là bao nhiêu ngày?
Sau khi đã nộp hồ sơ và thực hiện theo các yêu cầu trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ phải chờ thêm trong một khoảng thời gian nhất định để có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Vậy khoảng thời gian này là bao lâu? Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 như sau:
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu format chương trình truyền hình đăng ký quyền tác giả
- Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất năm 2023
- Quyền tác giả được phát sinh khi nào theo quy định?
Thông tin liên hệ:
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Mẫu tờ khai đăng ký bản quyền tác giả chính xác nhất bạn cần biết” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín
Câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 300.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 400.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm tạo hình;
+ Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: 500.000 đồng/Giấy chứng nhận.
Mức thu trên áp dụng đối với các loại hình tác phẩm:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
– Phí cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính: 600.000 đồng/Giấy chứng nhận.