Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, hay nhiều người vẫn gọi đơn giản là đơn đăng ký nhãn hiệu, chính là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình xin bảo hộ cho nhãn hiệu của bạn. Đây là tài liệu quan trọng đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tải xuống miễn phí Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới năm 2023 tại bài viết sau của LSX.
Các trường hợp sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu, dưới mọi hình thức của nó, là một dấu hiệu quan trọng dùng để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một tổ chức hoặc cá nhân với các đối thủ khác trên thị trường. Sự độc đáo và sự nhận diện của nhãn hiệu chính là nền tảng quan trọng để xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh và khả năng sao chép rất cao, do đó, việc đăng ký nhãn hiệu trở nên thiết yếu.
Các trường hợp phải sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Trường hợp chủ đơn có thay đổi tên, địa chỉ;
- Trường hợp chủ đơn thu hẹp phạm vi sản phẩm dịch vụ của đơn đăng ký nhãn hiệu đã đăng ký;
- Trường hợp chủ đơn thu hẹp nhãn hiệu đã đăng ký;
- Trường hợp chủ đơn bổ sung đại diện sở hữu trí tuệ;
- Trường hợp chủ đơn hủy đại diện sở hữu trí tuệ.
Tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới hiện nay
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được ban hành theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây là một văn bản quy định và hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, chắc chắn rằng quá trình này diễn ra một cách công bằng, minh bạch và theo đúng quy định pháp luật. Thông tư này định rõ các yêu cầu, thủ tục, và các văn bản liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là Tờ khai, để đảm bảo sự bảo vệ chính quyền và quyền sở hữu trí tuệ của những người và doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?
Đăng ký nhãn hiệu cung cấp cho doanh nghiệp một vị thế pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ và ngăn chặn việc sao chép, bắt chước hoặc lạm dụng nhãn hiệu. Nó không chỉ giúp tránh những hậu quả tiêu cực từ việc sử dụng trái phép nhãn hiệu của bạn mà còn tạo ra giá trị thương hiệu bền vững và tin tưởng từ phía khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng sự công nhận và danh tiếng trên thị trường, thúc đẩy sự phát triển và thành công của họ trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.
Theo Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
– Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
– Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
+ Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
+ Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
+ Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
+ Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Ai có quyền thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu?
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được thể hiện thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc thông qua công nhận đăng ký quốc tế theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quy trình này đặt ra các tiêu chuẩn và quy định để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thúc đẩy việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu một cách công bằng.
Theo khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Khuyến nghị: Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSx sẽ cung cấp dịch vụ Đổi tên bố trong giấy khai sinh tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới năm 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 6, Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu logo trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có quyền gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Hiện nay có 2 cách đăng ký nhãn hiệu độc quyền: thứ nhất, bạn có thể nộp đơn đăng ký tại cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền – ở đây là cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ trụ sở và văn phòng đại diện; thứ hai, để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức thì có thể nộp theo hình thức online cũng tại địa chỉ website: http://www.noip.gov.vn