Chào Luật sư. Hai ngày trước tôi có đến một đại lý chuyên về thực phẩm đóng hộp mua 2 hộp cá ngừ về ăn. Sau đó tôi có triệu chứng buồn nôn, choáng váng và được đưa vào bệnh việc. Sau khi kiểm tra xác định tôi bị ngộ độc thẩm phẩm do ăn 2 hộp cá ngừ trên. Tôi đang có ý định kiện bên đại lý trên vì hành vi bán đồ không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên tôi không biết rõ bên đại lý hay bên giao đại lý sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề trên. Vì vậy mong Luật sư từ vấn cho tôi vấn đề. Mua đồ ở đại lý ăn bị ngộ độc thực phẩm ai chịu trách nhiệm? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại năm 2005
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010
Nội dung tư vấn
Căn cứ vào các thông tin Quý khách hàng cung cấp. Chúng tôi xin đưa ra một số giải đáp về vấn đề mua đồ ở đại lý ăn bị ngộ độc thực phẩm ai chịu trách nhiệm. Nhằm giúp cho Quý khách hàng có thể biết được chính xác chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.
Tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Người tiêu dùng có quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch. Hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Đồng thời, tại Điều 53 Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Xác định bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo đó, để xác định khi bị ngộ độc ai bồi thường cần phải xác định được nguyên nhân gây ngộ độc. Từ nguyên nhân tiến hành xác định cá nhân, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Cũng như nói về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Bên chịu trách nhiệm
Bên đại lý phải chịu trách nhiệm
Trong trường hợp này xác định lỗi thuộc về bên giao đại lý.
Xác định chất lượng của sản phẩm không được đảm bảo từ khâu sản xuất. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng. Có những thành phần cấm không được sử dụng là nguyên nhân dẫn tới ngộ độc cho khách hàng.
Điều 173 Luật Thương Mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý. Theo đó bên giao đại lỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ. Theo điều khoản này thì bên giao đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đối với khách hàng mua sản phẩm.
Trong trường hợp này các sản phẩm dinh dưỡng mà khách hàng bị ngộ độc vì nguyên nhân chất lượng sản phẩm không được đảm bảo từ thành phần cho tới khâu sản xuất không đúng quy trình, dẫn đến chất lượng không đảm bảo. Trong khi bên đại lý đã bảo quản theo đúng quy cách và hoàn toàn không có lỗi.
Từ đó bên giao đại lý sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi khách hàng mua đồ ở đại lý ăn bị ngộ độc thực phẩm.
Bên đại lý phải liên đới chịu trách nhiệm với bên giao đại lý
Trường hợp này vấn đề lỗi sẽ được xác định do cả bên đại lý và bên giao đại lý.
Theo như thông tin Quý khách hàng cung cấp đây là vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Trường hợp bên đại lý không bảo quản các sản phẩm đúng quy trình. Tiêu chuẩn bảo quản không được tốt. Mà loại thực phẩm dinh dưỡng lại là những sản phẩm cần phải được bảo quản cẩn thận tránh những nơi ánh sáng mặt trời, ẩm thấp.Dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà vẫn bán cho khách hàng dẫn tới tình trạng ngộ độc thì lỗi thuộc về bên đại lý.
Tuy nhiên bân giao đại lý có phải trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Vì là chủ sở hữu của hàng hóa những đã lơ là. Không kiểm tra, giám sát kỹ về chất lượng sản phẩm khi hàng hóa ở của hàng bên đại lý.
Cả bên đại lý và bên giao đại đều không phải bồi thường.
Theo Điều 24 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Khi qua kiểm tra, chất lượng cũng như khâu bảo quản, vận chuyển trước khi sản phẩm được bán ra đảm bảo không hề có vấn đề gì thì được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Hoặc cũng có thể nguyên nhân lại chính từ phía khách hàng. Như việc bản thân khách hàng bị dị ứng với một số thành phần. Sử dụng không đúng cách, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng,…
Tóm lại, vấn đề bên nào chịu trách nhiệm khi khách hàng bị ngộ độc cần phải xem xét, kiểm tra kỹ lỗi thuộc về bên nào. Từ đó xác định được chính xác trách nhiệm thuộc về bên giao đại lý hay cả hai bên. Hoặc cả bên giao đại lý và bên đại lý đều không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
Xem thêm các bài viết có liên quan
Đi ăn nhà hàng bị ngộ độc có được bồi thường không
Nhà hàng mất vệ sinh an toàn thực thẩm bị xử phạt như thế nào
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vẫn của chúng tôi về vấn đề “Mua đồ ở đại lý ăn bị ngộ độc thực phẩm ai chịu trách nhiệm?”. Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 173 Luật Thương Mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý. Theo đó bên giao đại lỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.
Theo điều khoản này thì bên giao đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa đối với khách hàng mua sản phẩm.
Theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. Người tiêu dùng có quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch. Hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Đồng thời người tiêu dùng có quyền kiện tổ chức, cá nhân trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Mà nguyên nhân là từ phía cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Có trường hợp người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm nhưng không được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào bồi thường. Khi qua kiểm tra, chất lượng cũng như khâu bảo quản trước khi sản phẩm được bán ra đảm bảo không hề có vấn đề gì.
Hoặc cũng có thể nguyên nhân lại chính từ phía khách hàng như bị dị ứng với một số thành phần, sử dụng không đúng cách, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng,…