Trong những ngày gần đây, một số tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid 19. Trong những ngày giãn cách này, người dân muốn ra đường cần có lí do chính đáng và cần phải có giấy đi đường để xuất trình tại các chốt kiểm soát dịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng sử dụng giấy đi đường giả diễn ra ngày càng nhiều. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang được dư luận quan tâm gần đây về một nhóm thanh niên mua giấy đi đường giá 12 triệu đồng tại một tiệm cầm đồ.
Tóm tắt vụ việc
Ba thanh niên mua 9 giấy đi đường của một tiệm cầm đồ giá 12 triệu đồng để qua các chốt kiểm dịch.
Ba người này khai mua ở đường Láng, quận Đống Đa. Ngày 6/8, họ dùng giấy đi đường này để qua qua chốt kiểm soát Covid-19 ở đầu ngõ 214 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình. Lúc này, cảnh sát phát hiện các biểu hiện nghi vấn nên đưa về trụ sở làm rõ.
Ngày 11/8, Công an quận Thanh Xuân đang điều tra sự việc và xác định trách nhiệm những người liên quan.
Vậy với hành vi mua giấy đi đường giả để thông chốt kiểm dịch thì nhóm thanh niên này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nghị định 79/2015/NĐ-CP
Giấy tờ giả là gì?
Giấy tờ giả tức là những giấy tờ không phải là thật, không được làm ra theo đúng quy trình, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp; mà được làm ra với bề ngoài giống như thật; nhằm mục đích “đánh lừa”; lừa dối các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.
“Giấy tờ giả“, có thể được xác định giả về mặt hình thức thể hiện, như “chứng minh nhân dân giả, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm bằng phôi giả. “Giấy tờ giả” cũng có thể được thực hiện thông qua việc làm giả về quá trình, về thẩm quyền cấp, nơi cấp. “Giấy tờ giả” cũng có thể thể hiện ở trường hợp giấy tờ có chữ ký, có con dấu và mẫu giấy thật; nhưng tên của người trong tài liệu và thông tin trên tài liệu là giả; hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện; không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.
Hành vi sử dụng giấy đi đường giả bị khép vào tội gì?
Về việc xử lý đối với người có hành vi sử dụng giấy tờ giả; hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành có quy định về việc xử lý đối với hành vi này tùy theo từng mức độ. Theo đó, tùy theo từng mức độ mà hành vi sử dụng giấy tờ giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc bị xử phạt hành chính và xử lý bằng các hình thức xử lý kỷ luật khác.
Người sử dụng giấy đi đường giả có thể bị khép vào tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi mua giấy đi đường giả để thông chốt bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể; phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ nào. Bởi hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các loại giấy tờ giả; mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ:
– Đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân giả thì căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt tiền với mức tiền phạt là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Chứng minh nhân dân giả.
– Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP , người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả…
Truy cứu trách nhiệm hình sự
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?
- Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Mua giấy đi đường giả để thông chốt kiểm dịch bị xử lý ra sao?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam
Ngoài các chế tài xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự thì đối tượng tung tin giả cũng phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật mà mình đã đăng về dịch bệnh covid 19.