Mức bồi thường do gây thiệt hại cho doanh nghiệp

bởi Hoàng Hà

Sa thải là một trong 3 hình thức kỷ luật được áp dụng khi người lao động có những vi phạm nghiêm trọng. Trong đó có một nguyên nhân là người lao động gây thiệt hại cho công ty. Tuy nhiên, làm vỡ cái cốc, hư hỏng máy móc giá trị nhỏ thì không phải cứ sa thải. Giá trị thiệt hại phải ở một mức cụ thể thì doanh nghiệp mới có căn cứ sa thải người lao động. Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Khi nào thì gây thiệt hại thì bị sa thải?

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật lao động quy định áp dụng với người lao động vi phạm, bên cạnh hình thức khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức. Đây cũng là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động vi phạm.

Tuy nhiên thì Doanh nghiệp không phải cứ thích là được sa thải nhân viên. Việc sa thải phải có căn cứ pháp luật bởi lẽ việc chỏ nghỉ việc một nhân viên ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân viên rất nhiều. Bởi vậy, chỉ khi có những vi phạm nghiêm trọng thì người sử dụng lao động được áp dụng biện pháp sa thải. Cụ thể thì căn cứ vào Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: 

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Như vậy thì, việc gây ra thiệt hại cho công ty chính là một căn cứ để sa thải người lao động. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, việc gây thiệt hại ở đây phải là “Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng” thì mới được áp dụng hình thức kỷ luật này. 

Đình nghĩa về gây thiệt hại nghiêm trọng. Chưa có một quy định cụ thể nào về việc định nghĩa thế nào là gây thiệt hại nghiêm trọng nhưng khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 thì có thể thấy nếu thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì sẽ được xem là hành vi làm căn cứ để sa thải người lao động. 

 

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động vi phạm

Đã gây ra thiệt hại thì phải bồi thường trong quan hệ dân sự, lao động hay thương mại đều thế. Đây là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Cụ thể tại Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động vi phạm như sau:

  • Mức bồi thường bằng tối đa 3 tháng lương thực tế: Khi gây thiệt hại khi sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước. Việc thực hiện bồi thường bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.
  • Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường khi thuộc các trường hợp sau đây:

– Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc;

– Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

– Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

  • Mức bồi thường theo thỏa thuận: Các bên có thể tự thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường theo thỏa 
  • Trường hợp không phải đền bù: Việc thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm