Mức bồi thường trong những vụ án oan sai được xác định như thế nào?

bởi

Những vụ án oan sai hàng chục nhăm đã không còn trở nên hiếm hoi, nhất là dạo gần đây. Sự việc này đang gây xôn xao dư luận. Nhiều người tỏ ra bất bình với mức bồi thường oan sai cho người người bị chịu tội oan. Vậy, quy định của pháp luật  về mức bồi thường oan sai là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 

Nội dung tư vấn:

1. Ai là người sẽ được bồi thường thiệt hại?

Cũng như quan hệ dân sự thì trách nhiệm bồi thường chỉ được đặt ra khi có thiệt hại. Bởi vậy nên, Với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do oan sai cũng sẽ chỉ được đặt ra trong những trường hợp có thiệt hại do quyết định bản án định tội sai, người lĩnh án/ nhận quyết định bị thiệt hại. Cụ thể, căn cứ theo Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017 quy định những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thì sẽ được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Các chủ thể được yêu cầu bồi thường thiệt hại là người bị thiệt hại hoặc những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến người bị thiệt hại. Cụ thể: 

  • Người bị thiệt hại
  • Người thừa kế của người bị thiệt hại nếu người đó chết
  • Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại nếu luật quy định phải có người đại diện

Việc yêu cầu bồi thường có thể được thực hiện bởi người bị thiệt hại hoặc được ủy quyền bởi người bị thiệt hại. Được cụ thể hóa từ Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017:

Điều 5. Quyền yêu cầu bồi thường

Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:

1. Người bị thiệt hại;

2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;

3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;

4. Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Trong các vụ án hình sự, việc bồi thường trách nhiệm hình sự khi bị oan sai mà có quyết định người này không thực hiện hành vi phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, không có sự việc phạm tội hoặc hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được người đó thực hiện tội phạm. Hoặc trách nhiềm bồi thường còn được đặt ra trong thời giam thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa.

Điều 18. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

Trong các vụ án tố tụng dân sự, hành chính, Trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi cán bộ cơ quan nhà nước tự mình thực hiện những biện pháp khẩn cấp, tạm thời trái pháp luật, yêu cầu… Cụ thể tại Điều 19 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Điều 19. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật;

2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, tổ chức yêu cầu;

3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức;

4. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng;

5. Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự;

6. Thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng cứ hoặc bằng hành vi khác làm sai lệch nội dung vụ án, vụ việc dẫn đến việc ban hành bản án, quyết định trái pháp luật.

Như vậy, khi và chỉ khi thuộc những trường hợp bồi thường theo luật định thì trách nhiệm bồi thường mới được đặt ra với Nhà nước. 

2. Mức bồi thường trong những vụ án oan, sai

Bồi thường thiệt hại được phát sinh dựa trên các khoản lãi, chi phí phát sinh khi người bị thiệt hại phải chịu do oan sai căn cứ vào Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2017.

Trước tiên, các bên xác định mức bồi thường dựa trên sự thỏa thuận và thương lượng. Đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:

  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
  • Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
  • Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
  • Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
  • Thiệt hại về tinh thần
  • Các chi phí khác được bồi thường

Bởi vậy mà, nội dung thỏa thuận cũng phải đầy đủ các yếu tố sau:

  • Các loại thiệt hại được bồi thường;
  • Số tiền bồi thường;
  • Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
  • Phương thức chi trả tiền bồi thường;
  • Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

Bởi vậy, mức bồi thường thiệt hại không được quy định một mức nào là cụ thể bởi những thiệt hại về tinh thần thì khó định giá. Tùy theo những trường hợp cụ thể thể hiện tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp và phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm