Mức phạt dành cho hành vi sàm sỡ trên máy bay là 10 triệu đồng

bởi

Gần đây có một vụ sàm sỡ hành khách nữ tại khoang thương gia của hãng hàng không Vietnam Airlines, người sàm sỡ là ông Vũ Anh Cường, đại gia bất động sản địa ốc Đất Lành. Mặc dù ông đã kí biên bản, bị từ chối phục vụ và lực lượng an ninh sân bay đưa rời khỏi tàu bay nhưng Cảng vụ hàng không miền Bắc vẫn quyết định truy cứu trách nhiệm của ông trước pháp luật. 

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 162/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 92/2015/NĐ-CP
  • Thông tư số 13/2019

Nội dung tư vấn
1. Hành vi của ông Cường chưa đến mức xử lí hình sự, tuy nhiên vẫn phải xử phạt hành chính

Căn cứ điểm d) và n) theo Điều 26 nghị định 162/2018/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi gây rối trên tàu bay, có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tối đa 10.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm.
Hành vi cụ thể ở đây của ông Vũ Anh Cường là gây rối trật tự tàu bay, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không và vị nữ hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức án cao nhất mà cảng vụ hàng không đã kí quyết định chiều ngày 31/7/2019 đối với ông Vũ Anh Cường là 10.000.000 đồng.

Điều 26. Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng) đến 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế của nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
b) Hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Để người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;
d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế, lên tàu bay;
h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng hoặc không đầy đủ thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;
i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay để đánh bạc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k) Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định;
l) Thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
m) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
n) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Có thể chịu thêm hình thức xử phạt bổ sung là bị cấm tham gia chuyến bay có thời hạn
Đối với một đại gia bất động sản thì con số 10.000.000 VNĐ không đủ sức răn đe. Căn cứ khoản 1 Điều 18 nghị định 92/2015/NĐ-CP thì hãng hàng không sẽ cấm vận chuyển có thời hạn lên đến 12 tháng đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự tàu bay. 

Điều 18. Cấm vận chuyển bằng đường hàng không
1. Cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng đối với các đối tượng sau đây:
a) Hành khách gây rối;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
c) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;
d) Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;
đ) Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;
e) Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.

3. Trách nhiệm của Vietnam Airlines trong khâu kiểm soát hành khách
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 thông tư 13/2019 thì khi tham gia chuyến bay, các hãng hàng không không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích. Dù ông Vũ Anh Cường ở trạng thái say, có sử dụng chất cồn nhưng vẫn qua được các vòng kiểm soát để tham gia chuyến bay và gây ra các vụ việc trên. Vì vậy để đảm bảo chuyến bay an toàn, các hãng bay sẽ phải rà soát thật kĩ ngoài hành lí, tư trang, vật dụng thì tình trạng của hành khách cũng không nên hời hợt bỏ qua.

Điều 58. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi
1. Hành khách mất khả năng làm chủ hành vi bao gồm:
a) Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần;
b) Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.
2. Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về luật sư bào chữa tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm