Muốn cháu theo họ của bà ngoại có được không?

bởi DangNgocHa
Muốn cháu theo họ của bà ngoại được không

Họ tên của trẻ em khi mới chào đời luôn là điều được những người thân trong gia đình đặc biệt quan tâm. Thông thường tại Việt Nam hiện nay cũng như các nước trên thế giới; họ của trẻ em thường được lấy theo họ cha, bên nội. Vậy về pháp lý, họ của trẻ có thể được xác định theo họ của người thân khác, như họ của bà ngoại được không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu thông qua bài viết này!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định pháp luật hộ tịch về xác định họ cho trẻ

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay. Việc đặt họ tên cho trẻ mới sinh thuộc nội dung sự kiện khai sinh phải đăng ký hộ tịch.

 Khoản 2 điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “ Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

Chi tiết hơn, điểm a, khoản 1 điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;”

Thống nhất với các quy định trên, Điều 6, thông tư 04/2020/TT-BTP nêu rõ:

1. Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

2. Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.”

Nguyên tắc xác định họ cho trẻ

Qua đây, việc xác định họ cho trẻ em được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

– Phù hợp với pháp luật về quốc tịch và pháp luật dân sự; truyền thống, bản sắc dân tộc

– Xác định theo sự thỏa thuận của cha mẹ

– Trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được. Sẽ được xác định theo tập quán; nhưng phải đảm bảo theo họ của cha; hoặc mẹ.

Quy định pháp luật dân sự về quyền có họ

Việc có họ là một quyền dân sự của cá nhân được pháp luật dân sự Việt Nam công nhận và bảo vệ. Khoản 2 điều 26 BLDS 2015 quy định:

“Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”

Muốn cháu theo họ của bà ngoại có được không?

Như đã phân tích ở trên. Việc xác định họ cho trẻ một cách trực tiếp theo họ của bà ngoại là không được phép.

Tuy nhiên bà ngoại là người thân, có quan hệ huyết thống trực tiếp, là mẹ của mẹ đẻ trẻ. Do đó họ của trẻ có thể theo họ bà ngoại một cách gián tiếp mà vẫn tuân thủ quy định pháp luật. Nếu mẹ đẻ của trẻ theo họ của bà ngoại của trẻ. Một số trường hợp có thể xảy ra như sau:

– Trường hợp gia đình, họ hàng có tập tục xác định họ theo họ của mẹ đẻ. Như vậy nghiễm nhiên trẻ khi được sinh ra sẽ tiếp tục tập tục này mà xác định họ theo họ mẹ đẻ và sẽ gián tiếp có họ theo họ bà ngoại. Hoặc dù gia đình không có tập tục này nhưng mẹ đẻ của trẻ ngay từ xưa cũng đã được khai sinh theo họ mẹ đẻ (tức bà ngoại em bé). Nếu bây giờ muốn trẻ theo họ bà thì sẽ tiếp tục khai sinh xác định họ của trẻ theo họ mẹ đẻ.

– Trường hợp mẹ đẻ của trẻ theo họ cha đẻ (tức theo họ ông ngoại của trẻ, khác họ với họ bà ngoại của trẻ):

+Muốn trẻ theo họ của bà ngoại trong trường hợp này. Trước khi sinh trẻ. Mẹ đẻ của trẻ có thể thực hiện quyền thay đổi họ được quy định tại điều 27 BLDS 2015. Sau đó khi khai sinh cho trẻ, sẽ lại tiếp tục thỏa thuận xác định họ trẻ theo họ mẹ (họ của bà ngoại)

+Hoặc nếu trẻ đã được khai sinh rồi, bây giờ gia đình muốn trẻ theo họ bà ngoại. Có thể thực hiện thủ tục thay đổi họ cho mẹ của trẻ trước theo họ mẹ đẻ (họ bà ngoại). Sau đó tiếp tục thực hiện thủ tục thay đổi họ của trẻ theo họ mẹ đã được đổi

Thủ tục thay đổi họ

Thủ tục thay đổi họ có thể được thực hiện theo thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch. Được quy định tại điều 28 Luật Hộ tịch 2014. Theo đó:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi; cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định; và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định. Nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan; công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch; cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi; cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Muốn cháu theo họ của bà ngoại có được không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ trích lục khai sinh, dịch vụ đổi tên giấy khai sinh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì họ của trẻ có thể được đặt theo tập quán?

Trường hợp hợp cha, mẹ đẻ của trẻ không thỏa thuận; hoặc không thỏa thuận được thì họ của trẻ được đặt theo tâp quán. Nhưng vẫn đảm bảo theo họ của cha hoặc mẹ

Việc đặt tên cho trẻ có yêu cầu gì không?

Việc đặt tên cho trẻ không được quá dài; khó sử dụng; phù hợp với pháp luật; bản sắc; truyển thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

@luatsux

Cháu theo họ bà ngoại được không? @luatsux.nhanhieu @luatsux.vn#luatsux #LearnOnTiktok#hoccungtiktok #TiktokMaster

♬ nhạc nền – Luật sư X – Luật sư X
5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm