Nấu cao hổ có phạm pháp không?

bởi

Từ lâu, cao hổ cốt được ví như là phương thuốc đắt tiền có thể chữa được bách bệnh như giảm đau, tăng cường gân cốt, trừ tế thấp… Tuy nhiên, với việc số lượng “chúa sơn lâm” hiện nay còn rất ít vì bị săn bắn trái phép một cách quá mức có thể dẫn tới tuyệt chủng. Do đó pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung đã ban hành những quy phạm pháp luật nhằm ngăn chặn việc săn bắn, sản xuất các sản phẩm từ hổ để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
  • Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm (CITES)

Nội dung tư vấn

1. Nấu cao hổ có phạm pháp không

Là loài động vật quý hiếm và đang có nguy cơ dẫn tới tuyệt chủng vì nạn săn bắn trái phép, loài hổ được cộng đồng quốc tế đưa vào danh sách các loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn một cách đặc biệt thuộc nhóm IIB và Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam là quốc gia tham gia ký kết. Do đó, mọi hành vi săn bắn: sản xuất, buôn bán, vận chuyển tàng chữ các sản phẩm từ hổ sẽ là các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Xử phạt

Trước kia, các hành vi vi phạm về săn bắt trái phép, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển các loài động vật quý hiếm thì tùy theo tính chất và mức độ gây thiệt hại thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trước sự nguy cấp của các loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo tồn thì thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã quyết liệt hơn trong công tác ngăn chặn, phòng ngừa và xử phạt các hành vi phạm tội đối với động vật hoang dã. Ở Việt Nam, việc nấu cao hổ được Bộ Luật hình sự hiện hành quy định là một trong các hành vi sản xuất, tàng trữ trái phép các loài động vật quý hiếm và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau: 

Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;

d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hố trở lên;

d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy theo mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể chịu những hình phạt khác nhau. Trong đó, mức phạt cao nhất lên tới 15 năm tù, đồng thời người phạm tội có thể bị phạt tiền lên tới 200 triệu đồng. Nếu người phạm tội là các cán bộ kiểm lâm, người có trách nhiệm thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng và các loài động vật quý hiếm mà có hành vi phạm tội thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật của cơ quan đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như bị cấm đảm nhiệm chức vụ tới 5 năm.

Ngoài những cá nhân phạm tội, Bộ Luật hình sự hiện hành còn quy định trách nhiệm hình sự đối với những pháp nhân có hành vi phạm tội. Cụ thể như sau:

Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã

….

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bảo tồn động vật thiên nhiên hoang dã là trách nhiệm của toàn xã hội. Do đó, hãy chung tay góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn săn bắt và khai thác trái phép động vật thiên nhiên hoang dã.

Hi vọng bài viết có ích!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm