Hiện nay nhiều nghệ sĩ vì tiền mà bất chấp quảng cáo những sản phẩm sai sự thật. Hậu quả là những khán giả xem được quảng cáo bị hiểu sai về sản phẩm được những nghệ sĩ đó quảng cáo rồi đặt mua mà không hề biết rõ về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm đó. Vậy việc quảng cáo truyền thông sai sự thật để lại những hậu quả gì? Và nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật bị xử phạt ra sao? Xin được giải đáp.
Căn cứ pháp lý
- Luật thương mại 2005
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật quảng cáo 2012
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Quảng cáo là gì?
- Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm; dịch vụ, công ty hay ý tưởng; quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người; mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng; để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
- Theo quy định của pháp luật; Quảng cáo thương mại được quy định tại Điều 102 Luật thương mại 2005 như sau: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình”.
Quy định của pháp luật thương mại về quảng cáo sai sự thật
- Hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại Điều 109 Bộ luật thương mại 2005: “Các quảng cáo thương mại bị cấm: Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng; chất lượng; giá, công dụng; kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ; thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ”.
- Thực trạng về việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật:
+ Tình trạng nghệ sĩ nói quá lố; “thổi phồng” công dụng của sản phẩm so với nội dung cho phép quảng cáo là đang vi phạm các quy định trong lĩnh vực quảng cáo. Đồng thời, pháp luật Việt Nam cũng cấm quảng cáo làm người dân hiểu lầm sản phẩm này có tác dụng hơn thuốc. Có trường hợp nghệ sĩ và nhãn hàng tự thỏa thuận kịch bản quảng cáo đăng tải trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Tiktok,….
+ Mới đây nhất, hình ảnh một nghệ sĩ đang livestream quảng cáo một sản phẩm tiêu tan u xơ; u nang bất ngờ được khui ra tại chương trình VTV24 – Chuyển động 24h. Chương trình này đã có cuộc thăm dò; tìm hiểu, sau đó kết luận nữ nghệ sĩ này đã sử dụng tờ bệnh án giả do người làm quảng cáo tạo ra, nói theo kịch bản đã được dàn dựng sẵn để pr sản phẩm một cách bất chấp.
Nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật bị xử phạt như thế nào?
- Theo điều 32 Bộ luật Dân sự 2015; “cá nhân có quyền với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải được sự đồng ý của người đó; và phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại mà không được sự đồng ý của người đó là vi phạm pháp luật; và người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi; tiêu hủy; chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
- Khoản 8 điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định “quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo.”
- Như vậy, việc tạo dựng trên là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tùy theo tính chất; mức độ; hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Nếu người quảng cáo gây ảnh hưởng dư luận xấu; ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật
- Xử phạt vi phạm hành chính là chế tài được áp dụng phổ biến nhất dành cho các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật. Việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể dục thể thao du lịch quảng cáo như sau:
- “5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sai sự thật; không đúng quy cách; chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
b) Quảng cáo lừa dối; gây nhầm lẫn cho công chúng; người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức; cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối; gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo; trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68; Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này”;
Truy cứu hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật
- Trong trường hợp nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sai sự thật đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 Bộ luật Dân sự:
+ Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
+ Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.
+ Trong trường hợp khách hàng xem đoạn quảng cáo và tìm đến mua hàng hóa; sử dụng dịch vụ ở những nơi quảng cáo sai sự thật với số tiền lớn; họ có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cá nhân; tổ chức đó gửi cơ quan công an.
Quy định của pháp luật về Tội lừa dối khách hàng
- Tội Lừa dối khách hàng đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
- Tội lừa dối khách hàng được quy định như sau:
“1. Người nào trong việc mua; bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức
+ Có tính chất chuyên nghiệp
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện đối với nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo là như thế nào?
- Có nên cấm sóng nghệ sĩ vi phạm ở Việt Nam?
- Nghệ sĩ “quên” chuyển tiền từ thiện có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân online của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tội lừa dối khách hàng xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất; kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên trên thực tế; rất ít trường hợp bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố về tội danh này. Hành vi gian dối của người bán thông thường là gây thiệt hại nhỏ; người bị hại lại không tố giác nên cơ quan điều tra không biết để xử lý. Trong một số trường hợp; người bán có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị sẽ truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là Lừa dối khách hàng.
Chủ thể của tội Lừa dối khách hàng là người bán, người cung cấp dịch vụ có dùng thủ đoạn gian dối nhằm thu lợi bất chính. Dù biết gây thiệt hại cho người mua, họ vẫn cố tình thực hiện.