Mê tín dị đoan là hình thức dựa vào niềm tin của con người về những điều siêu nhiên, mơ hồ không phù hợp với lẽ tự nhiên mà dẫn đến những hành vi không đúng với khoa học và trái quy định pháp luật. Trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình đã không nhắc rõ ràng về cụm từ mê tín dị đoan, tuy nhiên nếu những hành vi mê tín dị đoan ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định này. Cụ thể như thế nào sẽ được LSX giải đáp trong bài viết sau.
Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích đến mọi người.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Mê tín dị đoan là gì ?
Mê tín: là cụm từ dùng để chỉ niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các hành động hay các sự kiện khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện như điềm báo, phù phép. Mê tín mâu thuẫn và phản với khoa học tự nhiên.
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tính mạng. mê tín dị đoan bao gồm những hành vi ông đồng, bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin coi tay xem tướng, tin cúng sao, cúng hạn, cúng kem, tin thầy bùa thầy chú, tin cầu cúng tai qua nạn khỏi…
Mê tín dị đoan phụ thuộc vào chính thái độ và phản ứng của con người, nếu chúng ta coi đó là niềm tin tốt đẹp thì sẽ khiến chúng trở thành niềm tin đẹp, ngược lại nếu chúng ta không tin vào chúng, lên án…thì mê tín đó đáng loại bỏ.
Các hình thức mê tín dị đoan ở Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở tìm hiểu mê tín dị đoan là gì mà còn cần tìm hiểu về các hình thức mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan được biểu hiện ở nhiều hình thức, nhưng nhìn chung đó đều là những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục, đi ngược với giá trị đạo đức xã hội. Dưới đây là một số hình thức mê tín dị đoan đang tồn tại ở Việt Nam:
Các hình thức cúng tế, lễ bái, cầu xin: cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, xin tài lộc, cầu tự, cầu tình duyên, gia đạo, xin xăm, xin số, những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, nam nữ quan hệ bất thường, điên cuồng, nhảy nhót…
Các hình thức xem tướng, bói toán: bói chỉ tay, bói hình người, bói chân gà đầu năm, bói mai rùa, bói theo chữ viết, chữ ký, xem lá số tử vi, bói bài…
Các hình thức bài trừ bệnh tật bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, yểm bùa…
Các hình thức kiêng cữ phản khoa học: kiêng đàn bà có bầu xông đất đầu năm hoặc dự đám ma, đám cưới, kiêng khởi đầu công việc vào ngày 13, kiêng mèo hoang vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm…
Nghị định 167 về mê tín dị đoan
Được quy định tại điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
- Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định của pháp luật về xử lý hoạt động mê tín di đoan
Hành vi lợi dụng xin xăm, xem bói để trục lợi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 320 BLHS về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ quy định xử lý đối với người thực hiện hành vi lợi dụng xin xăm, xem bói để trục lợi. Còn người đi xin xăm, xem bói không bị xử lý theo các quy định trên.
Trường hợp những người này đi xin xăm, xem bói mà gây mất trật tự an ninh công cộng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù.
Ảnh hưởng của mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, đau thương, bất ổn và mất mát của nhân dân. Cụ thể đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, vàng mã…hành động này gây tốn kém và tổn hại không nhỏ về tinh thần , thể xác khi tin vào chữa bệnh ở các thầy mo, mức độ nguy hiểm hơn là nhiều người mắc bệnh không đi bệnh viện mà lại đi tin vào thầy cúng có thể chữa khỏi bệnh. Hay những lời thầy bói khi phán về tình duyên, tình cảm …làm cho mất tính nhân đạo xã hội, khi có niềm tin vào những điều hoang đường này một cách mù quáng bất chấp những lời khuyên của người thân, bạn bè, tin tưởng vào việc lễ bái, tin vào những thủ tục lạc hậu…
Mê tín dị đoan kết hợp với những hủ tục gây nên tác hại cho xã hội từ tư tưởng, chính trị, đạo đức nền kinh tế, đời sống. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không phù hợp với xã hội công bằng, dân chủ, hiện đại, văn minh mà phải bị lên án, loại bỏ. Vậy cần làm gì để loại bỏ mê tín dị đoan ?
- Mỗi người chúng ta cấn phải có những hiểu biết để có thể phân biệt được hiện tượng mê tín là gì ? để từ đó tránh xa tệ nạn đó
- Tuyên truyền đến người thân, bạn bè, cộng đồng bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan để loại bỏ hủ tục lạc hậu, giữ lại nét đẹp truyền thống của dân tộc ta và môi trường sống lành mạnh cho xã hội.
- Không ngừng nâng cao, cải thiện cuộc sống tinh thần, trình độ dân chí để bài trừ những hủ tục, tệ nạn lạc hậu , mê tín dị đoan.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hầu đồng có phải mê tín dị đoan hay không năm 2023?
- Mê tín đánh bà nội tử vong bị xử lý như thế nào?
- Hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định 167 về mê tín dị đoan“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Chuyển đất ao sang thổ cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tín ngưỡng được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật tín ngưỡng và tôn giáo năm 2016:
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Đồng thời, trong văn bản này cũng nghiêm cấm những hành vi sau:
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Việc trục lợi, sử dụng tiền để dâng sao giải hạn, hãy dùng vật chất để gọi vong là điều mà pháp luật nghiêm cấm. Điều này cũng đi ngược lại với giá trị tốt đẹp của giáo lý nhà phật. Phật tử bị tiêm nhiễm, nhận những lời giao giảng khiến họ mê muội, hoang mang và được chỉ dẫn đến việc lựa chọn việc cúng tiền để thực hiện nghi lễ trục vong. Việc mang đến bình yên thông qua việc sử dụng tiền trục vong hoan toàn trái với quan điểm đạo phật..
Mỗi người nên phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng. Dù ranh giới này có mong manh nhưng nếu đủ tỉnh táo và hiệu biết thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được.
Tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín không phải là chuyện của riêng ai mà mà của cả cộng đồng. Đó là cách chúng ta gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của mình.
Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, đời sống tinh thần cũng là cách triệt mọi đường sống của những tệ nạn mê tín dị đoan.