Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

bởi QuachThiNgocAnh
Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được xác định một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, năng suất, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới. Việt Nam một nước nông nghiệp lúa nước nên diện tích đát nông nghiệp để trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên ở một số vùng khi điều kiện khí hậu không phù hợp để trồng lúa nước trong khi đó nhà nước lại có những chính sách để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là cần thiết. Vì vừa không làm mất đi chức năng, mục đích của đất, vừa tạo điều kiện để người dân sản xuất, kinh doanh các hình thức khác. Hiện nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng được quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và mới đây được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 62/2019/NĐ-CP. Vậy với các quy định mới thì việc chuyern đổi cơ cấu này như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thuộc tính văn bản của Nghị định 62/2019/NĐ-CP

Số hiệu:62/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:11/07/2019Ngày hiệu lực:01/09/2019
Ngày công báo:25/07/2019Số công báo:Từ số 591 đến số 592
Tình trạng:Còn hiệu lực

Một số nội dung nổi bật của Nghị định 62/2019/NĐ-CP về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó với những nơi mà việc trồng lúa đạt kết quả không cao thì có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất và đạt hiệu quả cao hơn giúp người sản xuất thu được lợi nhuận cao hơn từ việc chuyển đổi này. Hiện nay việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại hình khác được quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Và mới đây Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực kể từ 1/9/2019 đã bổ sung một số quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này.

Trong đó có một số điểm nổi bật mà người đọc cần chú ý như sau:

Điều kiện chuyển đổi đất trồng lua sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 62/2019/NĐ-CP quy định:

Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

– Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa), đảm bảo công khai, minh bạch;

– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

– Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.”

Theo đó tùy vào loại hình chuyển đổi mà các điều kiện chuyển đổi sẽ khác nhau, tuy nhiên điều kiện nhất thiết là không làm mất đi chức năng của đất để đảm bảo có thể phù hợp để quay lại việc trồng lúa. Việc này vừa đảm bảo không bị mất đi quỹ đất trồng lúa mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng có thể đa dạng hóa loại hình nhằm thu năng suất hiệu quả cao hơn trong thời gian không thể trồng lúa.

Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Một trong các quy định mới đáng chú ý của Nghị định 62/2019/NĐ-CP chính là việc bổ sung thêm quy định về thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Theo đó:

– Đối tượng có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP gồm:

+ Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản;

+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm.

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

– Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định.

Thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp

Để đảm bảo cho việc bù đắp phần tổn thất khi chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp thì nhà nước quy định người sử dụng đất cần nộp một khoản tiền bảo vệ đất trồng lúa.

Việc nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa là một thành phần của bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai.

– Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP gửi tới cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

+ Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.

+ Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.

– Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất gửi hồ sơ đến cơ quan tài chính của địa phương đề nghị xác định số tiền nộp bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc Phụ lục V (đối với hộ gia đình, cá nhân) ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP; văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của cơ quan tài nguyên và môi trường.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại hồ sơ.

+ Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tài chính địa phương căn cứ vào văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền của cơ quan tài nguyên và môi trường, xác định số tiền phải nộp theo quy định đối với diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp và thông báo cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 62/2019/NĐ-CP

– Cơ quan tài chính địa phương tổ chức thu khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp quá thời hạn nộp theo công văn của cơ quan tài chính địa phương, người được nhà nước giao đất, cho thuê đất sẽ phải nộp thêm tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.

Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ

Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 62/2019/NĐ-CP để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, địa phương sẽ quyết định thực hiện các việc sau:

– Hỗ trợ cho người trồng lúa

Sử dụng không thấp hơn 50% kinh phí dùng hỗ trợ cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

– Phần kinh phí còn lại để thực hiện các việc sau:

+ Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp;

+ Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác;

+ Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa;

+ Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.

Bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nghị định đã bổ sung thêm trách nhiệm đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về chuyển đổi đất trồng lúa. Trong đó:

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm:

1. Lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của cấp tỉnh.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện.

3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt).”

  • Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày.

2. Tiếp nhận, xử lý Bản đăng ký chuyển đổi; lập sổ theo dõi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

4. Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.”

Tải xuống Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Nghị định 62 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có nhu cầu làm lại sổ đỏ nhưng không biết hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp lại sổ đỏ bị mất như thế nào, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng lúa được xác định như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, thì đất trông lúa được hiểu như sau:
Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Trong đó:
– Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
– Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.
– Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Co được chuyển đổi đất trồng lúa sang kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Theo Nghị định 35/2015 và Nghị định 62/2019 thì người được nhà nước giao đất trồng lúa sẽ được chuyển sang kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa nếu đáp ứng các điều kiện:
– Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa), đảm bảo công khai, minh bạch;
– Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

Thẩm quyền quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa?

Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện chuyển đổi khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.
Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các điều kiện này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm