Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế mới năm 2022

bởi Lò Chum
Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế

Thưa luật sư, tôi có tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình tôi hiện tại tôi và người yêu tôi quen nhau đã lâu và hai bên gia đình đã qua lại vì chưa đăng ký kết hôn nên chúng tôi không gặp trục chặc trong việc đăng ký kết hôn. Được biết thì có Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn trường hợp của vợ chồng tôi có phải là hôn nhân thực tế không? Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế có nội dung gì? Áp dụng trong các trường hợp nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; Hãy cùng tìm hiểu Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế tại bài viết dưới đây của Luật sư X.

Thuộc tính pháp lý

Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Số hiệu:35/2000/NQ-QH10Loại văn bản:Nghị quyết
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:09/06/2000Ngày hiệu lực:Đã biết
Ngày công báo:Đã biếtSố công báo:Đã biết
Tình trạng:Đã biết

Nội dung chính trong Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế

Thuật ngữ hôn nhân thực tế lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án Tối cao hướng dẫn xử lý về mặt dân sự những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật định.

Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện quan điểm lập pháp của Nhà nước ta là “xóa bỏ tình trạng kết hôn không có đăng ký”. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ, Nhà nước đã ban hành các văn bản về hôn nhân thực tế như:

Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế
Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế

– Nghị quyết 35/2000/QH10 hướng dẫn luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hôn nhân thực tế như sau:

” a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”

4.Việc Tòa án áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình để giải quyết các vụ, việc về hôn nhân và gia đình được quy định như sau:

a)Đối với những vụ, việc mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01 tháng 1 năm 2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết;

b)Đối với những vụ, việc mà Tòa án thụ lý từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết;

c)Không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ, việc mà Tòa án đã áp dụng luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết.

5.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tồ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật hôn nhân và gia đình nhằm phát huy tác dụng của Luật hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Tải xuống và xem trước Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế:

Quy định về hôn nhân thực tế

– Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001, quy định:

” Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

– Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:

Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987,  ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 131 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “ Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xác minh tình trạng hôn nhân thay đổi người đứng tên sổ đỏ tư vấn đặt cọc đất ;mẫu đặt cọc mua bán nhà đất; giải thể công ty cổ phần; Thủ tục tách hộ khẩu, Thủ tục cấp sổ đỏ, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp, trong buôn bán đất đai,…, của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Hôn nhân thực tế được xác định dựa trên các dấu hiệu nào?

Hôn nhân thực tế được xác định dựa trên hai dấu hiệu sau:
– Về hình thức: Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà không đăng ký kết hôn.
– Về nội dung: Hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Như vậy, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng và được công nhận là hôn nhân thực tế phải đáp ứng cả điều kiện về nội dung và hình thức.

Quy định về Cách xác định hôn nhân thực tế như thế nào?

Hôn nhân thực tế có các đặc điểm sau:
– Hôn nhân thực tế là việc hai người trong mối quan hệ đó được pháp luật công nhận là vợ chồng những giữa họ không có giấy đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Phải có chứng cứ là hai người đã và đang chung sống như vợ chồng về mặt thực tế và thực sự coi nhau như vợ chồng.
Việc tồn tại khái niệm hôn nhân thực tế là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của đất nước trong thời kỳ trước đó.

Đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 35 về hôn nhân thực tế

Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là đặc điểm cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
– Quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác được.
– Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình tồn tại lâu dài, bền vững.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm