Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không năm 2022?

bởi Minh Trang
Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, có không ít trường hợp cho rằng mình bị oan nên đã tìm đến cách thức tự tử nhằm chứng minh sự trong sạch của bản thân. Tuy nhiên, vẫn sẽ có vài trường hợp biết hành vi phạm tội của mình bị phát hiện nên tự tử. Vậy khởi tố vụ án hình sự là gì? Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không? Xin được giải đáp.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?” LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

  • Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên. Trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện. Đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án liên quan đến hành vi đó.
  • Từ khái niệm trên đây chúng ta có thể nhận thấy, bản chất pháp lý của giai đoạn này là ở chỗ: Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội. Và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố; hoặc không khởi tố vụ án có liên quan đến hành vi đó.

Quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự

  • Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

– Tố giác tội phạm của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

  • Thứ nhất. Là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện; điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội. Đồng thời còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. Tránh bỏ lọt tội phạm;
  • Thứ hai. Góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp; ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố vụ án một cách thiếu cân nhắc kỹ, vội vàng. Do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo trong việc truy cứu tố tụng hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo sau;
  • Thứ ba. Là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế; bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can; và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra. Cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.
Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?
Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?

Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?

  • Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì trường hợp bị can chết, cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can đó.

“Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì VKS phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”

  • Đối với trường hợp chưa khởi tố vụ án hình sự mà nghi phạm duy nhất đã chết thì cũng sẽ không khởi tố, cụ thể tại khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự đã nêu rõ: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”
  • Theo quy định tại Điều 615, Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: Nếu hành vi phạm tội của bị can mà đã chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận các bên. Và những người thừa kế của bị can, bị cáo đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Trách nhiệm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được xác định: Nếu người chết là bị can để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết; Nếu người chết là bị can để lại di sản trong đó có phần của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (như tài sản chung vợ chồng, tài sản chung với người khác) thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu thì phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của người chết là bị can đối với bị thiệt hại hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha mẹ, vợ con.
  • Nếu bị can, bị cáo đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của người này không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về; “Người bị tạm giữ tự tử thì có khởi tố vụ án hình sự không?”. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức bổ ích cho quý khách. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh,đổi tên giấy khai sinh, đổi tên bố trong giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, kết hôn với người Hàn Quốc hoặc vấn đề về đánh đập trẻ em vi phạm quyền gì…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những tội có hành vi giết người nhưng không bị tử hình?

Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Án xử phạt với người cướp tài sản mà cố ý giết người thì phạt như thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm