Dạo gần đây, không ít những vụ án mạng thương tiếc và có tính sát hại dã man, mất nhân tính xảy ra. Mà trong đó, không hiếm vụ có nguyên nhân và người thực hiện tội phạm là những người mắc bệnh tâm thần. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Hiện nay quy định năm 2022 người bị tâm thần giết người phải chịu trách nhiệm hình sự không? Và những thiệt hại do người tâm thần gây ra sẽ do ai chịu trách nhiệm? Sau đây, hãy cũng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
Người bị tâm thần có phải là người mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Theo đó, để được coi là người mất năng lực hành vi dân sự, người mắc bệnh tâm thần phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Năng lực trách nhiệm hình sự của người bị tâm thần
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015, có dành ra một Chương để liệt kê các trường hợp sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Trong đó có trường hợp của người bị tâm thần được quy định cụ thể tại Điều 21 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Trên cơ sở phân tích Điều 21 trên đây ta có thể thấy:
– Trường hợp 1: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu TNHS đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.
– Trường hợp 2: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vấn đề TNHS vẫn được đặt ra.
– Trường hợp 3: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì người đó vẫn chịu TNHS bình thường đối với hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện.
Do đó, người bị mắc bệnh tâm thần vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà họ đã thực hiện khi họ rơi vào trường hợp 2 và trường hợp 3 như đã phân tích ở trên.
Người bị tâm thần giết người phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội giết người như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, theo quy định như trên, nếu người bị bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thực hiện hành vi giết người thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Gia đình người mắc bệnh tâm thần giết người có phải bồi thường cho nạn nhân hay không?
Tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
“Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy, gia đình người bị bệnh tâm thần (phải là người này đã được Tòa án ra quyết định là người mất năng lực hành vi dân sự) hoặc người giám hộ có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân bằng tài sản của người bệnh tâm thần hoặc tài sản của mình.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hiện nay theo QĐ 2022 người bị tâm thần giết người phải chịu trách nhiệm hình sự không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, mạo danh người khác bị xử lý thế nào… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống QĐ 2022
- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại là gì?
- Người phạm tội bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Câu hỏi thường gặp
Nếu có căn cứ xác định người phạm tội bị tâm thần cần tiến hành giám định pháp y. Căn cứ bào kết quả giám định pháp y để xác định mắc bệnh tâm thần hay không.
Nếu kết quả giám định xác định bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ gây hạn chế năng lực hành vi. Tức người phạm tội vẫn còn năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.