Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay. Có người cho rằng người dân sẽ có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT; còn có người lại cho rằng người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT. Vậy câu trả lời chính xác cho câu trả lời cho câu hỏi trên ra sao?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Tiếp cận thông tin 2016
- Thông tư 65/2020/TT-BCA
- Thông tư 67/2019/TT-BCA
Khi nào CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
Theo quy định tại Điều 16. Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về các trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
– Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
- Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:
+ Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
+ Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;
- Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:
+ Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
+ Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.
Quy trình về tiến hành kiểm soát của CSGT hiện nay mà bạn cần biết
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:
- Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
- Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã), sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
- Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
- Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
- Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không?
Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không? Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin như sau:
- Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
- Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông như sau:
– Trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính:
- Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
- Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
- Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
- Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
– Công tác đăng ký, cấp biển số xe:
- Quy trình, thủ tục đăng ký, cấp biển số xe;
- Tên cơ quan, địa chỉ, thời gian làm việc, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;
- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân của cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;
- Lệ phí đăng ký xe;
- Các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe;
- Trách nhiệm của cơ quan Công an và cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đăng ký xe;
- Quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các quy định về đăng ký, cấp biển số xe.
– Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông:
- Quy trình chỉ huy, điều khiển giao thông;
- Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông;
- Tuyến đường hạn chế hoặc cấm phương tiện, loại phương tiện giao thông khi có yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:
- Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;
- Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
Và theo quy định tại Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về hình thức công khai của Công an nhân dân như sau:
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
– Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
– Đăng Công báo.
– Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua các quy định trên ta biết được rằng người dân sẽ không có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT một cách trực tiếp được; mà chỉ được kiểm tra các giấy tờ của CSHT một cách gián tiếp thông qua các quy định về hình thức nội dung của công khai của Công an nhân dân mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Mời bạn xem thêm
- Dùng hộ chiếu để đăng ký doanh nghiệp có được hay không?
- Quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp hiện nay
- Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện nay
- Chế độ ưu tiên trong hải quan đối với doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện nay
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người dân có được quyền kiểm tra giấy tờ CSGT không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tạm ngưng công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông, CSGT được trang bị những phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ sau:
* Vũ khí, công cụ hỗ trợ, gồm:
– Các loại súng: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn;
– Bình xịt hơi cay;
– Dùi cui điện;
– Áo giáp;
– Khóa số 8.
* Phương tiện thông tin liên lạc, gồm:
– Bộ đàm;
– Điện thoại;
– Máy fax;
– Máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu;
– Máy in.
* Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
* Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng, valy khám nghiệm hiện trường đường bộ.
* Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA nêu rõ quyền hạn của CSGT trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông như sau:
– Được dừng các phương tiện.
– Được áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm về giao thông, trật tự xã hội và các vi phạm pháp luật khác.
CSGT khi yêu cầu dừng xe không được phép tự ý rút chìa khóa của người tham gia giao thông, dù họ có thực sự vi phạm hay không.
Điều 17 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định rất cụ thể vị trí CSGT được đứng để ra hiệu lệnh dừng xe. Theo đó, vị trí đứng của CSGT luôn có một khoảng cách an toàn nhất định đối với phương tiện được ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát. Việc dừng phương tiện luôn được quán triệt phải bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.
Như vậy, pháp luật không cấm CSGT đứng giữa đường để chặn xe người vi phạm.