Hiện nay, số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong xã hội có liên quan đến người đi bộ diễn ra rất nhiều. Lý do phổ biến là vì người đi bộ không chấp hành đúng các nguyên tắc khi sang đường. Khi đó, người này cũng sẽ bị xử phạt như các cá nhân điều khiển phương tiện giao thông khác. Vậy khi đó, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Người đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông bị xử phạt ra sao? Nguyên nhân nhiều người đi bộ vi phạm quy định giao thông là gì? Người đi bộ qua đường khi không có vạch kẻ đường có vi phạm không? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.
Quy định về các nguyên tắc tham gia giao thông của người đi bộ
Tất cả người tham gia giao thông có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn. Người đi bộ cũng không ngoại trừ, phải tuân theo các nguyên tắc nhất định mà pháp luật đề ra. Vậy quy định về các nguyên tắc tham gia giao thông của người đi bộ hiện nay như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về những đối tượng được xác định là người tham gia giao thông đường bộ. Theo đó thì người tham gia giao thông đường bộ sẽ bao gồm những đối tượng sau:
– Người điều khiển phương tiện giao thông;
– Người sử dụng phương tiện giao thông tham gia giao thông đường bộ;
– Người điều khiển và dẫn dắt súc vật tham gia giao thông đường bộ;
– Người đi bộ lưu thông trên đường bộ.
Theo đó, người đi bộ cũng được xác định là một trong những đối tượng tham gia giao thông đường bộ theo như phân tích ở trên. Vì vậy trong quá trình tham gia giao thông đường bộ thì người đi bộ cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật giao thông đường bộ năm 2019, người đi bộ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây trong quá trình tham gia giao thông đường bộ:
– Người đi bộ phải đi trên hè phố và lề đường, không được đi dưới lòng lề đường, không được cản trở các phương tiện đi lại, trong trường hợp đường không có hè phố vào lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;
– Người đi bộ chỉ được đi qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn cho phép người đi bộ đi qua, những nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc có cầu vượt, những nơi có hầm dành cho người đi bộ, trong quá trình đi qua đường thì phải tuân thủ theo tín hiệu chỉ dẫn;
– Trường hợp không có đèn tín hiệu và không có vạch kẻ đường, tại những nơi không có cầu vượt vào hôm nay cho người đi bộ thì người đi bộ cần phải quan sát kỹ càng các phương tiện đang đi tới, người đi bộ chỉ được qua đường khi thấy đầy đủ yếu tố đảm bảo cho quá trình an toàn, và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường;
– Người đi bộ không được vượt qua các dải phân cách, không được thực hiện các hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang lưu thông và đang chạy trên đường bộ, khi mang vác các vật cồng kềnh thì phải đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người, cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường tại các khu vực đô thị và các tuyến đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt, mọi người phải có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường.
Như vậy có thể nói, người đi bộ trong quá trình lưu thông cần phải tuân thủ các điều kiện nêu trên. Nếu như người đi bộ không tuân thủ các điều kiện nêu trên trong quá trình lưu thông và gây ra tai nạn giao thông thì cần phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Người đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông bị xử phạt ra sao?
Anh S vì nhà gần công ty nên anh thường xuyên đi bộ đến công ty. Tuy nhiên, có một lần anh S đi bộ nhưng không chấp hành đèn tín hiệu giao thông dẫn đến va chạm với xe của người khác. Anh S lo lắng không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, người đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông bị xử phạt ra sao, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), mức xử phạt đối với người đi bộ vi phạm quy tắc về an toàn giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người đi bộ thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi không đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, vượt qua dải phân cách trái quy định của pháp luật, có hành vi đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
– Không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng hoặc không chấp hành chỉ dẫn của các đèn tín hiệu, không chấp hành các biển báo hiệu vào vạch kẻ đường;
– Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ hoặc người kiểm soát giao thông;
– Mang vác các vật cồng kềnh gây cản trở cho quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu thông.
Như vậy có thể nói, nếu như người đi bộ các quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các hành vi nêu trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Nguyên nhân nhiều người đi bộ vi phạm quy định giao thông?
Cũng như những người tham gia giao thông khác, người đi bộ cũng có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp người đi bộ không chấp hành các nguyên tắc này. Vậy cụ thể, nguyên nhân nhiều người đi bộ vi phạm quy định giao thông là gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Việc người đi bộ vi phạm quy định pháp luật về giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến, có nguyên nhân từ việc họ chưa bao giờ bị xử lý. Khác với những người tham gia giao thông bằng phương tiện như ô tô, xe máy thì việc đi không đúng làn đường, phần đường, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều… đều bị xử phạt, thậm chí số tiền phạt lên tới vài triệu và nhiều trường hợp bị áp dụng biện pháp bổ sung như tạm giữ giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện vi phạm thì người đi bộ hầu như không bị xử phạt gì.
Thực tế cho thấy, những người tham gia giao thông bằng phương tiện được sẽ dễ xử lý hơn người đi bộ vì có thấy họ vi phạm cũng không biết tạm giữ gì vì ngoài việc không có phương tiện, họ đưa ra lý do không mang tiền, không mang giấy tờ tuỳ thân. Một thực tế nữa là, ngoài những nơi có cầu vượt và đường hầm dành cho người đi bộ khi sang đường thì nhiều tuyến phố hiện nay vỉa hè đang bị chiếm dụng, thậm chí không có vỉa hè nên người đi bộ bị “đẩy xuống đường” tham gia giao thông cùng các phương tiện, rất nguy hiểm.
Người đi bộ qua đường khi không có vạch kẻ đường có vi phạm không?
Vừa qua, đồng nghiệp của anh K đi bộ sang đường mà không có vạch trắng để mua đồ ăn sáng, Khi đó, đồng nghiệp của anh không may đã va chạm với xe máy của anh T. Do đó, trong trường hợp này, anh K băn khoăn không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Người đi bộ qua đường khi không có vạch kẻ đường có vi phạm không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Như vậy, người đi bộ nếu không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng.
Ngoài ra, người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Khuyến nghị: Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ làm thủ tục Kết hôn với người nước ngoài của chúng tôi. Đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với LSX để cho chúng tôi biết mong muốn và yêu cầu của bạn. LSX rất hân hạnh đón chào quý khách!
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người đi bộ qua đường gây tai nạn giao thông“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tín hiệu đèn giao thông có ba màu như sau:
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Đồng thời, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT cũng đưa ra các giải thích tương tự như sau:
+ Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
+ Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người đi bộ vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên người đi bộ vượt đèn vàng vẫn có thể bị xử phạt với mức phạt nêu trên.
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
– Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
Như vậy người đi bộ vượt đèn đỏ vẫn bị xử phạt, cụ thể mức phạt là từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.