Người sử dụng bằng giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

bởi Luật Sư X
Người sử dụng bằng giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc rao bán “làm bằng/chứng chỉ” diễn ra khá phổ biến hiện nay. Rõ ràng, việc “không học gì” mà vẫn có chứng chỉ/bằng cấp trước hết nó là hành vi gây nên sự bất công trong xã hội, hơn nữa, nó là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, việc sử dụng bằng giả sẽ xử phạt như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Nghị định số 34/2011/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

Có ba hình thức xử lý đối với việc cán bộ/công chức/viên chức sử dụng bằng giả. Cụ thể như sau:

1. Sẽ bị xử lý kỷ luật

Xử lý kỷ luật là hình thực xử phạt đối với việc cán bộ/công chức/viên chức khi có hành vi vi phạm. Đối việc việc sử dụng bằng giả trong việc học lên hay để thi tuyển cán bộ.công chức/viên chức sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật là cho thôi việc/đuổi học/hủy kết quả học tập tùy trường hợp.

Căn cứ theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP Việc xử lý kỷ luật như sau sẽ được tiến hành như sau: 

  • Đối với cán bộ: Khi bị Tòa án tuyên án phạt tù do hành vi sử dụng bằng giả nhưng không được hưởng án treo thì áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cho thôi việc.

  • Đối với công chức, viên chức: hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập của cán bộ/công chức/viên chức thì  sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cho thôi việc.

  • Trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học trong trường hợp chưa học xong. Còn nếu đã học xong thì sẽ bị  hủy bỏ kết quả học tập, bằng.

2. Xử phạt vi phạm hành chính

Việc xử lý hành chính hay hình sự nó phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi và mức độ về hậu quả của hành vi đó. 

Căn cứ vào Điều 16 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP có quy định như sau: 

Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, mức xử phạt sẽ tùy thuộc vào hành vi vi phạm là mua bán hay làm bằng giả. Việc mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng là bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu mức độ nguy hiểm của hành vi đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ truy cứu. Cụ thể, Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 được đặt ra. Cụ thể: 

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, việc sử dụng bằng giả sử dụng trai pháp luật, để lại hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 07 năm tù.

Hình phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng còn có thể áp dụng với người phạm tội. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn đọc !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm