Thủ tục làm lại con dấu bị hỏng

bởi Luật Sư X

Con dấu là một dấu hiệu đặc biệt giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi con dấu bị hỏng, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi ngay lập tức để không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn thủ tục làm lại con dấu bị hỏng.

Căn cứ:

  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 96/2015/NĐ- CP 
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT

Nội dung tư vấn

1. Trường hợp làm lại con dấu và thay đổi mẫu dấu

a. Hồ sơ làm lại con dấu:

Đối với doanh nghiệp thông thường, hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (Theo mẫu được ban hành bởi Bộ kế hoạch và đầu tư)

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (Theo mẫu được ban hành bởi Bộ kế hoạch và đầu tư)
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp
b. Quy trình thực hiện thủ tục:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ như hướng dẫn tại “Mục 1”.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với hai hình thức:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (thuộc Sở kế hoạch và đầu tư).
  • Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Lưu ý:

  • Đối với doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì chủ trương yêu cầu nộp hồ sơ online 100%. Do đó nếu nộp hồ sơ trực tiếp sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
  • Đối với doanh nghiệp có trụ sở tại các tỉnh khác thì hoàn toàn có thể lựa chọn một trong hai phương thức nói trên để nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi nhận đủ hồ sơ và giấy tờ, Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư sẽ thụ lý và giải quyết. 

  • Hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận và Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ Thông báo thay đổi mẫu dấu. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ lại để được xét duyệt một lần nữa tại Sở kế hoạch và đầu tư. (quay lại bước 2)

Lưu ý:

Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 ngoài thủ tục thông báo thay đổi mẫu dẫu trên cần phải nộp lại con dấu cũ và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu cũ tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu cũ của doanh nghiệp.

Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu

2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

c. Lệ phí: Không cần nộp lệ phí.

2. Trường hợp làm lại con dấu bị hỏng nhưng không thay đổi mẫu dấu

Nếu con dấu mới sau khi làm lại không có sự thay đổi về hình thức, kích cỡ, nội dung hay mầu mực dấu thì doanh nghiệp tiếp tục sử dụng con dấu mới đó mà không cần làm thủ tục thay đổi mẫu dấu tại “Mục 1”.

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục làm lại con dấu bị hỏng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm