Nguyên quán là gì?

bởi Luật Sư X

Trên một số loại giấy tờ như giấy khai sinh; sổ hộ khẩu,… thường xuất hiện nguyên quán và quê quán. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ về nguyên quán là gì nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn  

Nguyên quán là gì?

Trên thực tế, khái niệm nguyên quán chưa được định nghĩa một cách chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nên có nhiều cách hiểu khác nhau.

Thường được hiểu là nơi mà người đó có nguồn gốc xuất xứ (thông thường là quê quán của ông, bà nội – trừ trường hợp không biết rõ thì có thể lấy theo quê quán của ông, bà ngoại).

Ví dụ: ông A có quê quán là Hải Phòng, đẻ ra ông B tại Hà Nội. Ông B sau này chuyển sang sinh sống ở Hồ Chí Minh và đẻ ra ông D tại đó. Do vậy quê quán của ông D là Hà Nội (là nơi sinh trưởng của cha đẻ – tức ông B); nhưng nguyên quán là Hải Phòng (là quê quán của ông nội mình – tức ông A). 

Phân biệt nguyên quán và quê quán

Theo đó, quê quán và nguyên quán đều được hiểu là “quê”, nguồn gốc, xuất xứ của công dân. Tuy nhiên, nguyên quán và quê quán không giống nhau hoàn toàn.

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ; và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999: – Nguyên quán là: “quê gốc, phân biệt với trú quán”; – Quê quán là: “quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời”.

Quê quánNguyên quán
Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.
Điểm e khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCAKhoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014

Cách xác định nguyên quán

Khái niệm nguyên quán và quê quán chưa được định nghĩa chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật nào nên dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người và áp dụng không đúng. Gây nhiều phiền phức cho người dân khi làm thủ tục liên quan đến xác định nguyên quán, quê quán. Hiện nay, trong các giấy tờ theo mẫu mới đã đổi hết thành “quê quán” thay cho “nguyên quán “. Có nghĩa là trong tất cả các giấy tờ liên quan đến cá nhân sẽ không ghi là “nguyên quán” mà sẽ ghi tất cả là “quê quán” tạo sự thông nhất. 

Đối với sổ hộ khẩu

  • Từ ngày 20/01/2011, Thông tư 52/2010/TT-BCA có hiệu lực, trên sổ hộ khẩu mục nguyên quán được thay bằng quê quán;
  • Từ ngày 28/10/2014, mục quê quán được đổi lại là nguyên quán theo Thông tư 36/2014/TT-BCA.

Đối với chứng minh nhân dân

  • Từ ngày 11/12/2007, Nghị định 170/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, trên mẫu chứng minh nhân dân (9 số) mới không còn ghi nguyên quán mà được thay bằng quê quán.
  • Sau đó, chứng minh nhân dân 12 số (từ ngày 1/7/2012) và thẻ Căn cước công dân (từ ngày 1/1/2016) đều dùng là quê quán.

Cho tới nay nguyên quán và quê quán được dùng song song. Các loại biểu mẫu về cư trú vẫn sử dụng mục nguyên quán còn thẻ Căn cước công dân và giấy khai sinh thì dùng quê quán.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Thông tin liên hệ

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đổi tên khai sinh tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102.
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm