Có thể thấy, ở Việt Nam hiện nay, không khó để nhìn thấy những biển tên phố, đường,… ở các quận huyện khác nhau. Thông thường, các con đường này thường mang tên cả một người nổi tiếng; người có công với cách mạng;… Tuy nhiên, tôi đoán chắc có tới 99,99% chúng ta chưa từng tìm hiểu các quy định về đặt tên đường. Không phải cứ thích đặt tên nào là đặt. Pháp luật có những nguyên tắc đặt tên đường phố. Bao gồm: quy định về đặt tên; sửa đổi tên, vị trí đặt….Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Quy định đặt tên đường phố tại các thành phố lớn.
Tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 4 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP.
Thứ nhất, về việc đặt tên cho các đô thị đặc biệt
Các đô thị đặc biệt được kể đến ở đây phải là các đô thị, thành phố lớn; như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Việc đặt tên sẽ được dựa trên các địa danh, danh nhân tiêu biểu, các sự kiện lịch sử trọng đại trong nước hoặc thế giới trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị….Và lưu ý rằng, các địa danh, danh nhân, sự kiện này phải thực sự tiêu biểu, nổi bật. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 7 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP:
Điều 7. Đô thị loại đặc biệt cần lựa chọn tên các địa danh, tên các sự kiện lịch sử trọng đại, các danh nhân tiêu biểu của cả nước hoặc của thế giới trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, nghệ thuật, khoa học, an ninh, quốc phòng… để đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Các đô thị còn lại, căn cứ vào phân loại cấp đô thị để lựa chọn sự kiện lịch sử – văn hoá, danh nhân đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp; cần ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương mình để đặt tên đường, phố và công trình công cộng.
Thứ hai, về việc đặt tên cho các đô thị khác
Đối với các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, việc đặt tên sẽ được dựa trên các địa danh, danh nhân tiêu biểu, các sự kiện lịch sử liên quan đến địa phương đó. Việc đặt tên này phải phù hợp với loại đô thị. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 8,9 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP:
Điều 8. Tên danh nhân nước ngoài được xem xét đặt cho đường, phố và công trình công cộng đô thị loại đặc biệt và địa phương, đơn vị gắn liền với những đóng góp to lớn của danh nhân.
Điều 9. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của đường, phố và công trình công cộng để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân. Như vậy có thể thấy, tùy thuộc vào loại đô thị mà việc đặt tên nó sẽ có sự khác nhau. Đối với các thành phố lớn thì việc đặt tên có phần phức tạp và yêu cầu cao hơn. Cụ thể thì địa danh, danh nhân được đặt tên phải thực sự có tầm ảnh hưởng trong nước hoặc thế giới.
Việc đặt tên, thay đổi tên đường phố.
Muốn đặt tên đường phố phải được đặt bởi hội đồng tư vấn đặt tên.
Bên cạnh đó phải được sự đồng ý Đảng bộ; chi bộ đảng, mặt trận tổ quốc. Sau khi có những ý kiến về việc đặt tên thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; là cơ quan quyết định có thông qua đề nghị đặt tên đó hay không. Việc đổi tên đường phố có phần phức tạp hơn khi phải được sự đồng ý của Bộ văn hóa thể thao và du lịch. Và cũng không phải thích đổi thì sẽ đổi.
Việc đổi tên phải đảm bảo được nguyên tắc:
Không đổi tên đường; phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc; đã gắn bó với lịch sử – văn hoá của dân tộc; của địa phương và đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ.Trường hợp đường; phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử – văn hoá; không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng; tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.
Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 5 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP. Có thể thấy, việc đặt tên một con đường nó không hề đơn giản như chúng ta nghĩ. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn! Khuyến nghị
Hi vọng bài viết Những cơ quan nào được đi làm trong mùa dịch; sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 4 Nghị định Số 91/2005/NĐ-CP
Các quán ăn đường phố đang ngày càng phát triển. Nếu bạn muốn mở quán ăn đường phố hay cửa hàng ăn uống. Bạn nên đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để đăng ký mở quán ăn đường phố của mình. Theo đó, bạn sẽ phải chuẩn bị hồ sơ thành lập tương ứng.
Bước 1: Chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ bản mềm lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền cũng có thể thực hiện việc này. Thời gian nhận thông báo khoảng 3 ngày làm việc.
Bước 2: Nếu nhận được thông báo hợp lệ từ Bước 1, chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Sau 1-2 ngày nộp bản giấy sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư.
Bước 4: Đặt khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu.