Nhãn hiệu chứng nhận là gì theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ?

bởi LSX
Nhãn hiệu chứng nhận là gì theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

Mỗi hàng hóa, dịch vụ đều có một nhãn hiệu dùng để nhận biết khi mua hàng. Nhãn hiệu rất đa dạng, có nhiều cách để phân loại, có thể liệt kê như nhãn hiệu thường, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu nổi tiếng. Bài này Luật sư X xin được giới thiệu về nhãn hiệu chứng nhận. Mong nó hữu ích cho các bạn.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là một dấu hiệu có thể bằng hình ảnh, chứ cái, kí hiệu. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác.

Ví dụ:

  • Nhãn hiệu của hãng điện thoại Apple của Mỹ. Có hình quả táo bị khuất một miếng phía bên trái; bên cạnh là dòng chữ Apple.
  • Nhãn hiệu của dòng điện thoại Huawei của Trung Quốc. Có dạng các cánh hoa xếp thành hình giống cái quạt, màu đỏ; dưới có dòng chữ HUAWEI.  

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Khái niệm này được hiểu là:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác. Sử dụng nhãn hiệu của mình trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó.
  • Mục đích chứng nhận các đặc tính về xuất xứ; nguyên liệu; vật liệu; cách thức sản xuất hàng hoá; cách thức cung cấp dịch vụ; chất lượng; độ chính xác; độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá; dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó. Để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu…

Ví dụ: 

  • Chè xanh Ba Vì.
  • Sữa bò Ba Vì.
  • Phở bò Nam Định. 

Nhãn hiệu chứng nhận lại dẫn chiếu những tiêu chuẩn nhất định mà các sản phẩm dùng nhãn hiệu để đáp ứng. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát; chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký.Với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Do đặc điểm này mà chủ sở hữu thường là các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh, cơ quan nhà nước,…

Tại sao phải đăng kí nhãn hiệu chứng nhận?

Ngày nay xuất hiện các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái xâm nhập nội địa. Người tiêu dùng hoang mang không biết liệu sản phẩm mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ hay không? Đăng ký bảo hộ với mục đích giúp cho nhãn hiệu được chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Giúp cho thương hiệu đảm bảo được uy tín về mọi mặt. Khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng.

Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định hiện hành, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, chủ thể có quyền đăng ký phải là một tổ chức và tổ chức này phải có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, thể hiện cụ thể trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

Bên cạnh đó, nếu thuộc các trường hợp nhãn hiệu chứng nhận cho nguồn gốc địa lý hay sản vật địa phương thì tổ chức đăng ký phải xin cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhãn hiệu chứng nhận là gì theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu chứng nhận dùng để làm gì?

Chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Chủ sở hữu của nhãn hiệu chứng nhận?

Tổ chức có khả năng kiểm định và kiểm soát chứng nhận hàng hóa dịch vụ với điều kiện không được tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm