Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước; tạo nên một bộ máy Nhà nước “vừa hồng vừa chuyên”. Vấn nạn tham nhũng, nhận hối lộ, môi giới hối lộ hiện nay đang được kiểm soát. Những vụ việc nhận hối lộ, môi giới hối lộ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
“Mới đây, vào ngày 3/8; VKSNDTC đã ban hành cáo trạng truy tố Phan Văn Anh Vũ (46 tuổi, thường trú tại Đà Nẵng) về tội “đưa hối lộ”; bị can Hồ Hữu Hòa (37 tuổi, quê Nghệ An) tội “môi giới hối lộ”; bị can Nguyễn Duy Linh về tội “nhận hối lộ”. Được biết, vụ án lần này liên quan mật thiết đến việc bị can Phan Văn Anh Vũ trốn sang Singapore trong vụ án “vũ nhôm” trước đó. Theo đó, giữa năm 2017; Vũ bị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an điều tra về những sai phạm trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước; những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến mua bán, chuyển nhượng đất, bất động sản. Lo sợ bị pháp luật xử lý, Vũ hối lộ cho ông Linh để nhờ giúp đỡ trong quá trình xử lý. Sau khi chuyển tài sản trị giá 5 tỷ cho ông Linh, Vũ biết vụ án của mình có thể bị khởi tố, bắt giam. Vũ trốn sang Singapore ngay sau đó. “
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Những vấn đề cần biết về tội đưa, nhận và môi giới hối lộ
Đưa hối lộ
Đưa hối lộ là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian; đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác lợi ích về vật chất hoặc tinh thần; để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Môi giới hối lộ
Môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian cho người đưa hối lộ và người nhận hối lộ.
Nhận hối lộ
Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian; nhận hoặc sẽ nhận các lợi ích về vật chất, tinh thần cho chính bản thân người đó hoặc cho tổ chức khác; để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Trách nhiệm hình sự phải chịu đối với tội nhận hối lộ
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); tội nhận hối lộ được chia làm 4 mức tùy thuộc vào giá trị tài sản hối lộ như sau:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong các trường hợp: tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; dưới 2.000.000 đòng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích; lợi ích phi vật chất.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong các trường hợp: có tổ chức; lạm dụng chức vụ, quyền hạn; của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; phạm tội 02 lần trở lên; biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm trong các trường hợp: của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trách nhiệm hình sự phải chịu đối với tội môi giới hối lộ
Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; lợi ích phi vật chất.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn xảo quyệt; biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm trong trường hợp: hối lộ trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự phải chịu đối với tội đưa hối lộ
Căn cứ quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữa đến 03 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; lợi ích phi vật chất.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm trong trường hợp: của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người bị ép buộc hối lộ, chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì coi như không có tội. Được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, có thể được miễn trách nhiệm hình sự và trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để hối lộ.
Giải quyết tình huống
Đối với bị can Phan Văn Anh Vũ
Hành vi khách quan của bị can Phan Văn Anh Vũ là hành vi qua trung gian; đưa túi quà trị giá 5 tỷ đồng cho bị can Hồ Hữu Hòa; sau đó bị can Hồ Hữu Hòa giúp chuyển túi quà cho bị can Nguyễn Duy Linh. Phụ thuộc vào trị giá của tài sản hối lộ; túi quà của bị can Phan Văn Anh Vũ trị giá 5 tỷ đồng. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 364 về “Tội đưa hối lộ“; bị can Phan Văn Anh Vũ có thể phải chịu hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù giam.
Đối với bị can Hồ Hữu Hòa
Bị can Hồ Hữu Hòa trong vụ án này được xác định là người trung gian; đóng vai trò là người giúp bị can Phan Văn Anh Vũ đưa hối lộ. Tiếp tục căn cứ vào trị giá của tài sản hối lộ; hành vi của bị can Hồ Hữu Hòa thuộc cấu thành tội phạm quy định tại khoản 4 Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội môi giới hối lộ”. Mức hình phạt cao nhất mà bị can Hồ Hữu Hòa có thể phải chịu là 15 năm tù giam.
Đối với bị can Nguyễn Duy Linh
Về mặt chủ thể, bị can Nguyễn Duy Linh được coi là chủ thể đặc biệt. Bị can nhận hối lộ của bị can Phan Văn Anh Vũ thông qua bị can Hồ Hữu Hòa; sau đó tiết lộ thông tin về việc Vũ có thể bị khởi tố, bắt giam. Cũng theo đó, bị can Nguyễn Duy Linh có thể phải đối mặt với mức án tử hình căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội nhận hối lộ”.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vụ án “Nhận hối lộ, môi giới hối lộ có thể bị tử hình theo quy định” gần đây. Nếu bạn có thắc mắc gì về nội dung tư vấn hoặc gặp vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng liên hệ dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Đúng theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP; quy định trên không quan trọng về chủ thể nộp lại. Nên người nộp lại có thể là người thân của người tham ô, nhận hối lộ. Số tiền nộp lại cũng không bắt buộc phải chính là số tiền tham ô, nhận hối lộ mà có.
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó, hành vi lạm dụng được hiểu là hành vi vượt quá mức chức vụ, quyền hạn mà mình có.