Nhặt được ví đòi tiền chuộc tội gì?

bởi

Trong ví, ngoài tiền còn có rất nhiều giấy tờ quan trọng khác như giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ xe và các loại giấy tờ quan trọng khác. Cũng không phải là lần đầu tiên, tuy nhiên gần đây có việc một nam thanh niên tên D trú tại Hà Nội nhặt được chiếc ví tiền, thấy có giấy tờ quan trọng, nam thanh niên liên lạc với chủ nhân chiếc ví đòi mức tiền chuộc là 15 triệu đồng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử phạt như thế nào, tội gì?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Ví tiền là một loại tài sản

Ví tiền có chứa giấy tờ, tiền bạc … là một loại tài sản được pháp luật dân sự quy định, cụ thể thì Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

 

Nhặt được của rơi phải trả lại người mất

Việc đánh rơi chiếc ví do vô ý thì xảy ra rất nhiều, trong nhiều trường hợp chủ sở hữu sẽ nhận lại ví từ những ân nhân, người tốt. Trong trường hợp khác thì phải chuộc lại với giá tương đối. Theo đó, pháp luật cũng quy định rằng khi nhặt được những của cải, tài sản bị đánh rơi thì phải tìm kiếm phương án hoặc đem đến cơ quan chức năng thay vì chiếm hữu và sử dụng: 

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Mức xử phạt khi vi phạm
Đối với hành vi trên, D sau khi phát hiện trong ví có các giấy tờ quan trọng đã đe dọa, dùng thủ đoạn để uy hiếp tinh thần ông H nhằm chiếm đoạt tài sản, cụ thể là 15.000.000 đồng, theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 170 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung thì mức xử phạt có thể từ 01 năm đến 05 năm:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

Như vậy, nếu nhặt được ví mà không trả lại người mất, ép tiền chuộc sẽ quy vào tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ Luật Hình sự 2015 bổ sung, sửa đổi, theo đó, mức xử phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù, đồng thời có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mong bài viết hữu ích với các bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm