Nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
nhổ nước bọt vào công an khi được nhắc đeo khẩu trang

Dịch bệnh Covid bùng nổ với nhiều biến thể mới; mọi hoạt động không cần thiết đều phải tạm dừng lại. Người dân phải thực hiện theo các lệnh phong tỏa. Cuộc sống chỉ loanh quanh tại nhà có thể khiến nhiều người dân bức bối, khó chịu. Tuy nhiên, để dịch bệnh sớm yên ổn, mọi người vẫn cố gắng hy sinh lợi ích riêng để bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Nhưng cũng có một số người lại không hiểu được điều đó. Không chỉ vậy, nhiều người còn có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Trong đó, gần đây; trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra vụ việc “Người đàn ông nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang”. Vậy hành vi chống đối người thi hành công vụ sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Mới đây, ngày 4/8, Công an huyện Đức Huệ (Long An) đã khởi tố bị can Trần Bảo Toàn (34 tuổi) về hành vi “chống người thi hành công vụ”. Ba ngày trước đó (tức ngày 1/8); tổ công tác đang đi tuần tra về thì phát hiện anh Trần Bảo Toàn chạy xe vào sân trụ sở công an nẹt pô, lạng lách rồi dừng lại; lớn tiếng đòi gặp trưởng công an xã nói chuyện. Thấy Toàn hùng hổ, không đeo khẩu trang; công an viên Lê Bình Trọng nhắc nhở nhưng anh Toàn không chấp hành; mà còn chửi bới, nhổ nước bọt, lao vào hành hung anh Trọng. Anh Toàn sau đó đã bị công an giữ lại để xử lý theo quy định.”

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh; yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang

Mức phạt chính đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang

Với hành vi chống người thi hành công vụ (trong vụ việc này là hành vi nhổ nước bọt vào công an); người có hành vi này có thể phải đối mặt với các mức phạt sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong các trường hợp: cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp: dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Mức phạt bổ sung đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang

Với những hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính; có thể chịu một số hình phạt bổ sung như: tịch thu tiền, tài sản, vật chất.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang

Hình phạt chính đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang

Đối với hành vi nhổ nước bọt vào công an; nói rộng ra là hành vi chống người thi hành công vụ có thể phải chịu một trong các hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Giải quyết tình huống

Từ tình huống trên cho thấy; hành vi nhổ nước bọt vào công an có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, có thể nên xem xét tăng mức phạt trên. Bởi hiện tại đang trong tình hình dịch bệnh; những hành vi như vậy không những làm ảnh hưởng tới công vụ của lực lượng công an; mà còn vi phạm chỉ thị 16 về phòng chống dịch bệnh Covid – 19.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Nhổ nước bọt vào công an khi bị nhắc đeo khẩu trang xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý khó khắn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào hành vi nhổ nước bọt vào công an bị xử lý hành chính, xử lý hình sự.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Có thể thấy theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chỉ yêu cầu cấu thành tội phạm là hành vi chống người thi hành công vụ. Nên việc xử lý hành chính hay xử lý hình sự hành vi này phụ thuộc khá nhiều vào ý chí của người đưa ra quyết định xử phạt.

Hành vi không dừng lại khi cảnh sát ra hiệu có phải hành vi chống người thi hành công vụ?

Hành vi không dừng lại khi cảnh sát ra hiệu là hành vi chống người thi hành công vụ. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Có nên đưa thêm tình tiết “trong thời gian thiên tai, dịch bệnh” vào cấu thành tội phạm của tội chống người thi hành công vụ?

Có thể nên đưa thêm tình tiết này. Bởi thời điểm thiên tai, dịch bệnh là thời điểm khó kiểm soát nhất. Và mức phạt cho tội danh này lại đang có phần nhẹ hơn so với các tội danh khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm