Những loại giấy tờ phải mang theo khi lái xe?

bởi Luật Sư X
Khi tham gia giao thông, chúng ta sẽ mang các giấy tờ nhân thân và các giấy tờ khác liên quan như bằng lái xe. Nhưng như vậy liệu đã đủ, bị công an giao thông yêu cầu trình nhưng lại thiếu giấy và bị chịu phạt hành chính. Vậy những loại giấy tờ nào phải mang theo khi lái xe? 

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật giao thông đường bộ 2008;

  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn: 1. Điều kiện để tham gia giao thông đường bộ? Để được tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Điều kiện đáp ứng về độ tuổi và sức khỏe.
  • Được đào tạo, thi sát hạch cấp bằng lái xe phù hợp với phương tiện.
  • Có kiến thức về các biển báo hiệu, dấu hiệu giao thông đường bộ.  
  • Có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

2. Những loại giấy tờ phải mang theo khi lái xe? Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải đáp ứng đủ các giấy tờ sau đây:

  • Giấy đăng ký xe để chứng minh quyền sở hữu phương tiện giao thông.
  • Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới, tùy từng loại thì hạng giấy phép lái xe khác nhau:

Giấy phép lái xe A1, A2, A3, A4 cho xe gắn máy, mô tô:  Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe lam, xích lô máy, các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000 kg, người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.

Giấy phép lái xe B1, B2 cho ô tô: Ô tô chở từ 9 người kể cả người lái xe, ô tô tải, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg. Khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. Giấy phép lái xe hạng C:  Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên. Khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. Giấy phép lái xe hạng D:  Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. Giấy phép lái xe hạng E:  Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe. Khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. Giấy phép lái xe hạng F:  Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

3.    Phạt vi phạm nếu không có những giấy tờ sau! Căn cứ Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức xử phạt liên quan đến các giấy tờ khi lái xe, cụ thể như sau:

  • Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền lên đến 120.000 đồng đối với các hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe.
  • Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền lên đến 400.000 đồng đối với các hành vi không mang theo Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
  • Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng đối với các hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực hoặc Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị phạt tiền lên đến 1.200.000 đồng đối với các hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
  • Đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền lên đến 6.000.000 đồng đối với các hành vi có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang Điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về Điều kiện của người Điều khiển xe cơ giới … 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; b) Người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe; c) Người Điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm c Khoản 7 Điều này. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này; b) Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe; c) Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định). 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên; b) Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; c) Người Điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng. 5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. … 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang Điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. …

Trên đây là quy định về những loại giấy tờ phải mang theo khi lái xe.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Những loại giấy tờ phải mang theo khi lái xe? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm