Những vi phạm phổ biến khi kinh doanh đồ ăn hè phố

bởi Luật Sư X
đồ ăn hè phồ
Thức ăn hè phố trông rất bắt mắt và ngon miệng nhưng tiềm ẩn không ít những rủi ro về mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhất là trong tình hình hiện nay, việc vi phạm trong kinh doanh thức ăn hè phố sẽ bị xử phạt như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X! 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Những vi phạm trong kinh doanh thức ăn hè phố

Kinh doanh hè phố đặc biệt là ở các thành phố lớn là một trong những mô hình kinh doanh khá phổ biến bởi tính thuận tiện và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, việc kinh doanh một cách tràn lan khiến việc kiểm soát về chất lượng hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn hơn. Những người kinh doanh món ăn hè phố thường coi thường các quy định của pháp luật. Khiến cho những vi phạm từ việc kinh doanh này càng ngày càng trở nên nghiêm trong.

Cụ thể 10 hành vi bị cấm trong kinh doanh được quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP như sau: 

  • Hành vi bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
  • Hành vi không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
  • Hành vi sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến không bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.
  • Hành vi dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

  • Hành vi sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Hành vi sử dụng nước không đạt chuẩn để chế biến thức ăn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Hành vi sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Hành vi kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng.
  • Hành vi kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn dẫn đến ngộ độc thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Những hành vi vi phạm trên chủ yếu phạt hành vi mất vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Ngày nay, hiện tượng mắc bệnh ung thư hay các bệnh ngộ độc thực phẩm. Hành vi này không những là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vô đạo đức trong kinh doanh. 

2. Kinh doanh đồ ăn vỉa hè là hành vi vi phạm pháp luật. 

Pháp luật cho phép hoạt động kinh doanh đồ ăn vặt tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh TRÊN VỈA HÈ lại là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trật tự đô thị, an toàn giao thông. Cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 thì:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm …

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Như vậy có nghĩa là, nếu chưa xin phép kinh doanh đồ ăn vặt trên vỉa vè tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tự ý buôn bán đồ ăn trên vỉa hè là hành vi trái pháp luật. Mức phạt cho hành vi vi phạm này có thể lên đến 200.000 đồng theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

“Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.”

Bởi vậy, muốn kinh doanh hợp pháp thì phải xin phép nhé. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Những vi phạm phổ biến khi kinh doanh đồ ăn hè phố. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm