Nguyễn Văn Thắng (ở Gia Lai) đã lấy súng quân dụng bắn vào nhà bạn gái kém 16 tuổi khi cô đòi chia tay và nói đã có bạn trai mới. Vậy hành vi Nổ súng vào nhà người yêu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt vụ việc
Thắng có quan hệ tình cảm với chị T.M.T.D (21 tuổi, trú phường An Phước, thị xã An Khê). Cả hai đã có gia đình và ly hôn.
Khoảng đầu tháng 11/2021, chị D. chủ động muốn chia tay; còn Thắng muốn níu kéo mối quan hệ này. Đêm 22/11, Thắng hẹn chị D. gặp mặt để giải quyết chuyện tình cảm. Trước khi đi, Thắng mang theo một khẩu súng và một viên đạn.
Tại nhà của mình, D. nói “đã có người yêu mới”, liên tục sử dụng điện thoại và tìm cách đuổi khéo Thắng về. Trên đường về, Thắng mở cốp xe lấy khẩu súng, lắp sẵn viên đạn, rồi quay lại nhà D, nổ súng bắn vào mái nhà với mục đích hù dọa để bạn gái bỏ ý định chia tay.
Theo Phòng An ninh điều tra, kết luận giám định của Phân viện Khoa học hình sự Đà Nẵng (thuộc Tổng cục cảnh sát phòng, chống tội phạm) xác định, khẩu súng của Thắng là súng quân dụng.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, sửa đổi bổ sung 2019
Nội dung tư vấn
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại nào?
Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
Đối tượng nào được sử dụng vũ khí?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các đối tượng được sử dụng vũ khí gồm
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
b) Trại giam, trại tạm giam;
c) Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
d) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);
đ) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao, bao gồm:
a) Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Công an nhân dân;
b) Học viện, trường Công an nhân dân;
c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân có huấn luyện thi đấu thể thao.
3. Đối tượng quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị vật liệu nổ quân dụng.
Các yếu tố cấu thành tội Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 304 còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm quy định ở cả 4 khoản của điều luật.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước và trật tự, an toàn công cộng.
Đối tượng tác động của tội phạm là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép (trừ hành vi chiếm đoạt) nhưng vẫn thực hiện.
Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm thể hiện ở hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Vũ khí thô sơ nói trong điều luật bao gồm các loại như giáo, mác, giao, kiếm, súng bắn đinh, côn và một số vũ khí có tính chất sát thương thấp khác.
+ Công cụ hỗ trợ như áo giáp, lá chắn, dùi cui điện, bình xịt ( xịt mê, xịt cay, xịt ngấy), rơi cao su, roi điện, găng tay điện, các loại lựu đạn cay,…được sử dụng để trang bị cho lực lượng vũ trang, bán vũ trang.
– Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nổ súng vào nhà người yêu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo điều Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.
Có các khung hình phạt sau:
Khung 1
Hành vi chế tạo; tàng trữ; vận chuyển; sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Có tổ chức;
- Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Xử phạt hành chính
Khoản 3 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
- Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;
- Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
- Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
- Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;
- Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.
Theo đó, Xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đối với hành vi Sử dụng các loại vũ khí trái quy định của pháp luật nhưng chưa gây ra hậu quả.
Giải quyết vấn đề
Như vậy hành vi của Thắng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ. Theo đó khung hình phạt nặng nhất của tội này là bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí bị xử lý như thế nào?
- Tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép bị xử phạt ra sao?
- Mang vũ khí vào sân vận động bị tội gì?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về“Nổ súng vào nhà người yêu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?“. Nếu bạn muốn thực hiện thủ tục một cách nhanh và chính xác nhất hãy vui lòng liên hệ với văn phòng của chúng tôi hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Theo đó, hình thức xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.
Hành vi giết người bằng mìn tự chế có thể được quy vào tình tiết “giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”. Bởi việc nổ mìn gây ra chấn động lớn; mảnh mìn có thể văng ra nhiều phía và gây thương tích cho nhiều người khác. Với tội danh này, có thể phải đối mặt với mức án từ 12 năm đến 20 năm tù; tù chung thân; tử hình.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể phải đối mặt với 2 tội danh: tàng trữ trái phép vật liệu nổ; tàng trữ trái phép vũ khí.