Ông của chồng có được kết hôn với cháu dâu?

bởi NguyenTriet
Kết hôn luôn là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống hôn nhân gia đình. Bởi vì hôn nhân chính là cơ sở để hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Do đso, nhà nước đã sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, để làm cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Vậy, theo quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân về gia đình, những trường hợp nào không được phép kết hôn? Liệu ông của chồng có được kết hôn với cháu dâu không? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng  Luât sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn

1.Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Pháp luật quy các trường hợp cấm kết hôn là nhằm bảo vệ chế độ tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định tại khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau: 

  • Cấm kết hôn giả tạo. Kết hôn giả là thuật ngữ chỉ về một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu, ví dụ như là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Quy định việc cấm thể hiện rõ thái độ của nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân. 
  • Cấm kết hôn với người đang có vợ chồng, hoặc cấm người chưa có vợ chồng kết hôn với người đang có vợ, có chồng.Người đang có vợ, chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân  được nhà nước thừa nhận. Theo quy định tại luật Hôn nhân và gia đình, các trường hợp được coi là đã có vợ chồng là:
    • Người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại (chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân do sự kiện li hôn, hoặc một bên chết hay tòa án tuyên bố là đã chết).
    • Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn. Theo quy định tại điều 131 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:

Điều 131: Điều khoản chuyển tiếp 

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.

Theo luật Hôn nhân gia đình 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này thì đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 không đăng kí kết hôn nhưng vẫn tuân thủ các điều kiện kết hôn thì vẫn thừa nhận là vợ chồng.

  • Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời
  • Những người có cùng dòng máu trực hệ là người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. 
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu con dì là đời thứ ba. 
  • Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Ngoài việc cấp kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời thì luật Hôn nhân gia đình 2014 còn cấm kết hôn với nhưng chủ thể trên. Quy định này dựa trên thuần phong mỹ tục, truyền thống lâu đời của mỗi người con đất Việt.

2. Ông của chồng có được kết hôn với cháu dâu?

Theo phân tích trên, hẳn nhiên không có bất kì một quy định trực tiếp nào quy định việc ông của chồng không được kết hôn với cháu dâu. Pháp luật có quy định cấm:

  • cha mẹ nuôi không được kết hôn với con nuôi,
  • cha chồng không được kết hôn với con dâu,
  • mẹ vợ không được kêt hôn với con rể,
  • cha dượng không được kết hôn với con riêng của vợ
  • mẹ kế không được kết hôn với con riêng của chồng

Tuy nhiên, lại hoàn toàn không quy định về ông chồng không được kết hôn với cháu dâu hay không. Phải chăng, đây là một thiết sót nhỏ trong quá trình làm luật của các nhà lập pháp, cũng là một rủi ro thường gặp phải khi diễn giải điều luật theo biện pháp liệt kê?Trong quá trình liệt kê, chỉ một chút thiếu bao quát là có thể dẫn tới những thiết sót lớn trong quá trình thực hiện sau này

Mặc dù vậy, theo ý kiến chủ quan, dù pháp luật không quy định cấm. nhưng các trường hợp ông của chồng kết hôn với cháu dâu vẫn không nên được chấp nhận tại Việt Nam. Xét một cách toàn diện, có vẻ nếu có, thì quy định cấm này cũng không thực sự cần thiết,. Bởi lẽ, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vẫn kế thừa và phát triển các quy định về cấm kết hôn đối với những người có mối quan hệ thích thuộc và trực hệ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Do đó, ngay cả khi những người có mối quan hệ trực hệ không gắn kết bởi tính huyết thống vẫn bị cấm kết hôn. Điều này hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam. Do vậy, để góp phần bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống của người Việt Nam đối với đời sống hôn nhân gia đinh, đồng thời góp phần ổn định cac quan hệ hôn nhân gia đình, hành vi kết hôn giữa ông của chồng và cháu dâu là hoàn toàn không nên được chấp nhận ở Việt Nam.

Mong bài viết hữu ích cho các bạn ! 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn 
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm