Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay rộ lên trào lưu giới trẻ thắc thức đốt xe của bản thân sau đó quay lại và úp clip lên các trang mạng xã hội để câu like, câu view. Hành vi phản cảm này nhanh chóng nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cư dân mạng. Vậy câu hỏi đặt ra là phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Trong đó:
– Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
– Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền; bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Phá hoại tài sản là gì?
Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác hoặc tài sản của chính mình hoặc tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mất giá trị, không thể sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
Phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có quy định về việc xử lý hành vi hủy hoại tài sản của chính mình, cho nên chủ của tài sản đó có quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt về tài sản đó và pháp luật không can thiệp.
Tuy nhiên nếu hành vi tự đốt tài sản của bạn gây ảnh hưởng đến người khác thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho người khác khi họ có yêu cầu. Thiệt hại do tài sản bị ảnh hưởng có thể bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Hoặc trong trường hợp hành vi tự đốt tài sản của bạn gây mất trật tự công công thì tuỳ theo tính chất và hành vi vi phạm mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng với hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phá hoại tài sản của người khác bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định của pháp luật thì tuỳ theo tính chất và hành vi phá hoại tài sản của người khác mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Về mặt hành chính: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức.
Về mặt hình sự:
Theo quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm,
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
– Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phá hoại tài sản của mình có bị phạt không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; nghỉ thai sản có được hưởng phép năm không của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hủy hoại tài sản người khác có phải bồi thường không?
Căn cứ theo điều 589 Bộ luật dân sự 2015, hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác sẽ phải bồi thường như sau:
– Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
– Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng; khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại; hỏng hóc.
– Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn; khắc phục thiệt hại.
– Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.