Phạm tội có tính chất côn đồ là gì?

bởi

Trong thực tiễn khách quan tội phạm hoạt động ngày càng tinh vi với những động cơ coi thường pháp luật coi thường tính mạng của một con người. Một trong những biểu hiện đấy chính là sự “côn đồ”  với những tính chất phức tạp đã được áp dụng là tình tiết và định khung tăng nặng trong BLHS 2015. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Tính chất côn đồ được quy định như thế nào?

Tính chất côn đồn là một trong những tính chất phổ biến để nói về mức độ nghiêm trọng của tội phạm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Tính chất côn đồ được định nghĩa vụ thể tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) như sau:

Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

Phạm tội có tính chất “côn đồ” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) quy định tại còn “có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng định khung được quy định trong một số tội như giết người (Điều 123 BLHS) và cố ý gây thương tích “Phạm tội có tính chất côn đồ” và “có tính chất côn đồ” được hiểu tương tự nhau, chỉ khác về giá trị trong định tội, quyết định hình phạt.

Như vậy, tính chất côn đồ được xem là một tình tiết tăng nặng TNHS. Vậy hiểu thế nào cho đúng về tính chất côn đồ. Tuy nhiên trong một số tội phạm cụ thể có những khung hình phạt tăng nặng với tính chất côn đồ nếu đã áp dụng tại khung hình phạt thì sẽ không được áp dụng tại  Điểm d Điều 52 BLHS 2015.

2. “Côn đồ” là gì ?

Về định nghĩa trên phương diện ngôn ngữ học thì Côn đồ”  được hiểu là kẻ chuyên gây sự, hành hung, có những hành động ngang ngược, thô bạo.

Thời gian qua, do chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền nên thực tiễn áp dụng không thống nhất và có hai cách hiểu khác nhau:

Thứ nhất, đó là trường hợp người phạm tội có hành vi ngang ngược, càn quấy, bất chấp sự can ngăn, chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng vẫn cố tình gây sự phạm tội. Tính chất côn đồ phụ thuộc vào hai yếu tố: Nhân thân người phạm tội (bao gồm quá khứ, tính cách, thái độ xử sự của họ trong cuộc sống hằng ngày) và không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm. Khi xác định trường hợp có “phạm tội có tính chất côn đồ”, “có tính chất côn đồ” hay không cần phải xem xét toàn diện cả hai yếu tố.

Thứ hai, đó là kẻ chuyên gây sự hành hung. Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội hoàn toàn từ nguyên cớ do mình gây ra. Khi xem xét có vận dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”, “có tính chất côn đồ” hay không hoàn toàn dựa vào hành vi mà người phạm tội đã thực hiện. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hay không.

3. Áp dụng thế nào cho đúng?

Khi áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” hay “phạm tội có tính chất côn đồ” đối với người phạm tội, Tòa án cần phải đánh giá ý thức chủ quan của người phạm tội về nguyên dân dẫn đến hành vi phạm tội của họ là do điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài tác động mà họ không thể nhận thức được nên mới thực hiện hành vi thể hiện có tính chất côn đồ hay nguyên nhân xuất phát từ chính bản họ. Trường hợp nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài tác động mà họ không thể nhận thức được thì Tòa án cũng không áp dụng Tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tính chất côn đồ đối với người phạm tội như: trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có sự sai lầm về đối tượng tác động; khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội bị ức chế, không làm chủ được hành vi.

Ví dụ: A đang đi chơi thì nghe tin có một nhóm người đến nhà mình gây sự, đánh người thân của mình nhưng chưa biết rõ là ai. A liền chạy về nhà. Khi về đến nhà thấy đông người trong đó có B đang quây quần với những người khác, trong đó có người thân của A nên A đã nhặt một đoạn gỗ, đánh B gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật 20%, trong khi, việc B vào can ngăn chỉ là tình cờ khi B đi ngang thấy có đánh nhau. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của A có tính chất côn đồ. Tuy nhiên, khi định tội danh đối với A, Tòa án cũng không được áp dụng tình tiết “có tính chất côn đồ” này đối với A. Bởi vì, việc A gây thương tích cho B do A có sự đánh giá sai về đối tượng tác động (sai lầm đối tượng) do A chỉ muốn gây thương tích cho người đến nhà A gây sự, đánh người thân của A nhưng do điều kiện, hoàn cảnh tác động dẫn đến việc A đánh giá không đúng.

Tại điểm c khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 về nguyên tắc xử lý, quy định: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”. Vậy côn đồ trong trường hợp này là con người “côn đồ” hay “phạm tội có tính chất côn đồ”. Theo bản thân, quy định trên áp dụng với con người có bản chất côn đồ là kẻ luôn coi thường pháp luật, thích gây gổ, hành hung xâm phạm tính mạng, danh dự, sức khỏe người khác, còn người “phạm tội có tính chất côn đồ” đã được pháp luật hình sự quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tăng nặng định khung hình phạt, là tình tiết được xem xét khi quyết định hình phạt, thì không nên áp dụng điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS 2015, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đồng thời bảo đảm tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự.

Vì vậy trong khi chưa có hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”  quy định trong Bộ luật hình sự 2015, để vận dụng đúng và khách quan đối với tình tiết này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá dựa trên nhiều yếu tố, như:

  • Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội,
  • Thời gian, địa điểm, không gian tội phạm được thực hiện,
  • Nhân thân người phạm tội…
  • Có coi thường pháp luật, có ý thức thách thức pháp luật không và ở mức độ như thế nào?
  • Động cơ, mục đích, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội là gì?
  • Tương quan lực lượng, hậu quả pháp lý mà tội phạm gây ra.

Giúp chúng ta áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” được đúng đắn trong hoạt động xét xử, đạt được hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Để được hiểu thêm và tư vấn thì quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Trên đây là một số những vấn đề liên quan. Thực tế hiện nay chưa có một văn bản quy định thế nào là phạm tội có côn đồ.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm