Phạm vi hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự

bởi NguyenDucThuan
phạm vi hòa giải vụ án dân sự

Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 quy định hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm; và hòa giải được áp dụng đối với hầu hết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được; hoặc không được hòa giải. Vậy, quy định của BLTTDS về phạm vi hòa giải vụ án dân sự như thế nào?

Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015

Hòa giải vụ án dân sự là gì?

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành; nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.

Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải Vụ án dân sự. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định, tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải; và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Những vụ án dân sự không được hòa giải

Những vụ án dân sự không được hòa giải là những vụ án mà pháp luật cấm hòa giải. Bởi nếu tiến hành hòa giải sẽ trái với mục đích của việc giải quyết loại vụ án này.

Nhưng vụ án dân sự không được hòa giải được quy định tại điều 206 BLTTDS 2015. Đối với những vụ án này tòa án không thông báo hòa giải; không thực hiện thủ tục hòa giải.

Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật; hoặc trái đạo đức xã hội.

Các trường hợp không phải tiến hành hòa giải bao gồm:

Yêu cầu đòi bồi thường vì lí do gây thiệt hại đến tài sản nhà nước

Nội dung

Quy định này kế thừa quy định của BLTTDS 2004 và BLTTDS sửa đổi 2011. Theo đó, việc không tiến hành hòa giải vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản nhà nước; nhằm phòng ngừa việc đương sự lợi dụng việc hòa giải để thỏa thuận; thương lượng gây thiệt hại; thất thoát tài sản của nhà nước.

Tuy nhiên, quy định này của BLTTDS không tương thích với quy định của BLDS 2015. Điều 197, 205, 207 BLDS năm 2015 chỉ quy định 3 hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân; sở hữu chung; sở hữu riêng và không còn hình thức sở hữu nhà nước.

Mặc dù hiện nay chưa có nghị quyết hướng dẫn cụ thể về hòa giải đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Song, nghị quyết 05/2012 của Hội đồng thẩm phán đã hướng dẫn với tinh thần:

Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là trường hợp tài sản của Nhà nước bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật; do hợp đồng vô hiệu;;do vi phạm nghĩa vụ dân sự,… gây ra và người được giao chủ sở hữu đối với tài sản Nhà nước đó có yêu cầu đòi bồi thường.

Tinh thần của nghị quyết 05/2012

Khi thi hành quy định tại điều 206 BLTTDS cần phân biệt:

Thứ nhất, Trường hợp tài sản của Nhà nước được giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền; thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến loại tài sản này; Toà án không được hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước; góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu; sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó; Toà án tiến hành hoà giải để các bên đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội

Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội là những vụ án đương nhiên bị vô hiệu.

Về mặt bản chất thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do vậy, khi giải quyết các vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án không tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của họ trong giao dịch này.

Bởi nếu tiến hành hòa giải là đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, trong vụ án mà các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải theo thủ tục chung.

Nhũng vụ án dân sự không hòa giải được

Đây là những vụ án mà pháp luật quy định phải tiến hành hòa giải. Song trên thực tế có những trở ngại khách quan hoặc lí do dẫn đến tòa án không thể tổ chức phiên hòa giải được.

Theo quy định điều 207 BLTTDS 2015:

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt

Bị đơn,, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; nên họ phải được triệu tập tham gia hòa giải. Tuy nhiên, trong trường hợp tòa án triệu tập nhưng họ không tham gia; cố tình vắng mặt thì phiên hòa giải sẽ không thể tiến hành được.

So với BLTTDS sửa đổi 2011, BLTTDS 2015 đã bổ sung trường hợp tòa án không tiến hành hòa giải được là ” người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt “. Việc bổ sung này là cần thiết; phù hợp với thực tế tố tụng, Bởi lẽ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mặc dù không bị kiện hoặc hởi kiện; nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án. Do đó, họ phải có mặt ở phiên hòa giải.

Do đó, BLTTDS 2015 quy định nếu triệu tập đến lần thứ 2 mà họ không có mặt thì sẽ thuộc trường hợp không hòa giải được và sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng

Chủ thể được xác định trong trường hợp này là “đương sự” (bao gồm nguyên đơn, bơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) không thể tham gia phiên hòa giải vì lý do chính đáng thì thuộc trường hợp không thể tiến hành hòa giải được. Tòa án sẽ ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Lý do chính đáng được xác định là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được (xác định tương tự theo điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP); các sự kiện này xảy ra không phụ thuộc và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: Bão lụt, thiên tai, sạt lở …..

Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự

Khi giải quyết vụ án ly hôn mà một bên là vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được. Bởi một người mất năng lực hành vi dân sự là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi; và có Quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự.

Người mất năng lực hành vi dân sự không thể hiện được ý chí; suy nghĩ của bản thân nên việc tổ chức phiên hòa giải cũng không có giá trị; và không đạt được mục đích của hòa giải.

Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải

Quy định này là phù hợp, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự; thể hiện rõ bản chất của vụ án dân sự “Việc dân sự cốt ở đôi bên”. Bởi khi đương sự có đề nghị không tiến hành hòa giải đã thể hiện ý chí không thiện chí hòa giải; nên việc tổ chức phiên hòa giải cũng mang tính hình thức không có hiệu quả trong thực tiễn.

Như vậy, Phạm vi hòa giải vụ án dân sự bao gồm các quy định về vụ án không được hòa giải; và vụ án không hòa giải được.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Phạm vi hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự” Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc tiến hành hòa giải

Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Biên bản hòa giải thành là gì?

Biên bản hòa giải thành là biên bản do Tòa án lập ra khi các đương sự trong vụ án dân sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần phải giải quyết của vụ án; đồng thời biên bản hòa giải thành cũng là một trong những căn cứ để tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự.

Thủ tục ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự?

Hết thời hạn 07 ngày; kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó; thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự; Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm