Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật

bởi MyNgoc
Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật

Đại diện là việc một người, một cơ quan, tổ chức nhân danh người, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lí trong phạm vi đại diện. Vậy phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật gồm những nội dung gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

Nội dung tư vấn

Phạm vi thẩm quyền đại diện là gì?

Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện. Bởi vậỵ, cần có một giới hạn nhất định cho hành vi đó. Giới hạn này được gọi là phạm vi thẩm quyền đại diện. Như vậy, phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.

Quy định về phạm vi thẩm quyền đại diện

Điều 141 BLDS 2015 quy định về phạm vi đại diện. Theo đó, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Điều lệ của pháp nhân;
  • Nội dung ủy quyền;
  • Quy định khác của pháp luật.

Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo các nội dung nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuỳ thuộc vào quan hệ đại diện là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo uỷ quyền, phạm vi thần quyền đại diện được xác định khác nhau. 

Thông báo việc đại diện

Theo khoản 4 Điều 141 BLDS 2015, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Quy định này nhằm ngăn ngừa và loại trừ những giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện có thể đem lại hậu quả bất lợi cho người được đại diện.

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện

Điều 143 BLDS 2015 quy định giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau:

  • Người được đại diện đồng ý;
  • Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ý nghĩa của việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện

Việc xác định phạm vi này có ý nghĩa rất quan trọng. Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch đó.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Phạm vi thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi thẩm quyền đại diện là gì?

Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ nào?

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.

Người đại diện có phải thông báo về việc đại diện không?

Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Quy định này nhằm ngăn ngừa và loại trừ những giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện có thể đem lại hậu quả bất lợi cho người được đại diện.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm