Sở hữu trí tuệ ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội; là yếu tố vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Việc tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và năng động để khuyến khích sáng tạo ngày càng nhiều tri thức cho con người; phục vụ lợi ích của con người và sự phát triển chung của xã hội; là một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật quốc gia và luật quốc tế. Thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể được đảm bảo. Vậy, chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khác nhau như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Văn bằng bảo hộ là gì?
Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân; nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; quyền với giống vật nuôi, cây trồng.
Nội dung của văn bằng bảo hộ bao gồm:
- Ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí, nhãn hiệu (chủ văn bằng bảo hộ);
- Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ;
- Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; các tổ chức và cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó; tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 92 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; văn bằng bảo hộ bao gồm:
- Bằng độc quyền sáng chế;
- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Tiêu chí | Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu | Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu |
Cơ sở pháp lý | Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ | Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ |
Căn cứ chấm dứt/hủy bỏ | Chấm dứt trên cơ sở ý chí chủ quan của chủ sở hữu hoặc những vi phạm của chủ sở hữu trong việc sử dụng và kiểm soát nhãn hiệu. Cũng có thể do yếu tố khách quan. (không xuất phát từ hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu nhãn hiệu tại thời điểm đăng ký nhãn hiệu). | Xuất phát từ hành vi trái pháp luật hoặc lỗi của người nộp đơn tại thời điểm nộp đơn. Hoặc lỗi của cơ quan thẩm định cấp văn bằng bảo hộ. |
– Đối với chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ban đầu chủ sở hữu giấy chứng nhận đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ; tuy nhiên vì một lý do nào đó theo quy định nên phải chấm dứt. – Có thể thấy căn cứ đối với chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chủ sở hữu văn bằng ban đầu đã có quyền đối với nhãn hiệu và được bảo hộ một cách hợp pháp; đúng chủ thể; đúng trình tự theo luật định; đúng đối tượng được bảo hộ theo điều kiện được bộ của luật SHTT. Tuy nhiên, vì những lý do phát sinh về sau, như bản thân chủ sở hữu muốn từ bỏ quyền sở hữu; hay chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo luật định;… nên mới chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhãn hiệu. | Đối với huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Do chủ sở hữu hoặc đối tượng ngay từ đầu đã vi phạm hoặc không có đủ điều kiện để đăng ký, nhưng vì lý do nào đó mà vẫn được cấp giấy chứng nhận. Cụ thể, căn cứ huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể là do người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký nhãn hiệu; do đối tượng đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng hoặc do sự không trung thực của người nộp đơn. Như vậy, có thể thấy căn cứ huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng thường xuất phát từ hành vi có lỗi của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; hoặc lỗi trong quá trình thẩm định cấp văn bằng. Đó chính là yếu tố khiến cho việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được xem là trái với quy định của pháp luật kể từ thời điểm văn bằng được cấp. | |
Hậu quả pháp lý | GCNĐKNH (Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu) vẫn có hiệu lực từ thời điểm cấp văn bằng cho đến khi có quyết định chấm dứt hiệu lực. Mọi giao dịch liên quan đến đối tượng ở thời điểm trước khi chấm dứt vẫn được coi là hợp pháp. Phân tích: Việc chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ làm ngừng hoàn toàn giá trị pháp lý của văn bằng kể từ khi văn bằng bị chấm dứt hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là trước thời điểm bị chấm dứt hiệu lực, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vẫn có giá trị pháp lý. Quyền sở hữu công nghiêp đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu vẫn tồn tại từ thời điểm cấp bằng. Do đó, những giao dịch liên quan đến nhãn hiệu trước khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt vẫn được công nhận là hợp pháp. | GCNĐKNH bị mất hiệu lực kể từ thời điểm được cấp văn bằng; do đó mọi giao dịch liên quan đến đối tượng đều bị coi là vô hiệu. Phân tích: Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu xoá bỏ hoàn toàn giá trị pháp lý của văn bằng cũng như quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu của chủ sở hữu kể từ thời điểm cấp văn bằng. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ hoàn toàn không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm được cấp. Theo đó, mọi quyền và giá trị pháp lý được thiết lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ này cũng không được ghi nhận. Nói cách khác, mọi giao dịch của chủ sở hữu nhãn hiệu với các chủ thể khác liên quan tới nhãn hiệu đều bị coi là vô hiệu. |
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu | Luật không có quy định về thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu đối với chấm dứt hiệu lực. Việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được yêu cầu tại bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện các căn cứ pháp lý dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực của văn bằng trên thực tế. | Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ. Đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ; trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn |
Ví dụ về chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
T là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu số 11223 được cục SHTT cấp ngày 14/09/2012. Ngày 20/11/2016, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu số 11223 bị chấm dứt hiệu lực do T tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp. Kể từ ngày văn bằng bị chấm dứt hiệu lực; các giao dịch liên quan sẽ không phát sinh hiệu lực.
Tuy nhiên, những giao dịch liên quan đến nhãn hiệu trước khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt (trước ngày 20/11/2016) vẫn được công nhận là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Ngày 14/04/2010, A là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ số 12345; được Cục SHTT cấp ngày 02/12/2008 ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cho B và hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo đó, A chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam trong một năm cho B; và B đã thanh toán cho A toàn bộ tiền phí trong một năm.
Tuy nhiên, ngày 11/06/2010, Văn bằng bảo hộ số 12345 bị hủy bỏ hiệu lực; do Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Khi đó, giao dịch chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên cũng bị vô hiệu. Do đó, sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của A cho B; cũng như không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán khoản phí nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của B cho A kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. (Về nguyên tắc, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi giao dịch vô hiệu).
Liên hệ Luật sư X
rên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Phân biệt chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu“. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ, hình vẽ,hình ảnh; kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa; dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp; hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng; kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ; và không hạn chế số lần gia hạn.