Nguyên nhân làm phát sinh tình trạng buôn lậu gỗ có rất nhiều tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do động cơ hám lợi thúc đẩy. Một số tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, dù bất kì mức độ khác nhau họ tìm rất nhiều cách thức để luồn lách và thắng trong cuộc chạy đua “một vốn bốn lời”. Khi chạy theo lối sống giàu sang và quá sủng bái đồng tiền nhưng không đủ khả năng để làm giàu hợp pháp mà gian thương đã kinh doanh một cách bất hợp pháp để quá trình kiếm lời nhanh và mang đến kết quả rõ ràng hơn. Luật sư X mời Quý độc giả tham khảo bài viết liên quan đến : “Pháp luật quy định buôn gỗ lậu phạt bao nhiêu năm tù năm 2023” để có thể cập nhật thêm cho mình kiến thức pháp luật hỗ trợ công việc và cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Như thế nào được xem là buôn gỗ lậu?
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14) hành vi buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật về hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý.
Khai thác trái phép cây rừng là một trong các hành vi sau đây: Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trượng hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn; Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây ( bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây ( bài chặt); Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép ( phần vượt quá khối lượng).
Pháp luật quy định buôn gỗ lậu phạt bao nhiêu năm tù năm 2023
Với cá nhân
– Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với các trường hợp:
+ Giá trị tài sản buôn lậu trị giá từ 100 đến dưới 300 triệu đồng;
+ Giá trị tài sản buôn lậu trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) …của Bộ luật Hình sự;
- Đã bị kết án về một trong các tội trên, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Buôn lậu vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
– Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp :
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;
- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tiền từ 1,5 – 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội buôn lậu thuộc các trường hợp:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
-Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Với pháp nhân thương mại
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng với trường hợp:
Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188 BLHS, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 188 BLHS, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Xử lý vi phạm hành chính buôn gỗ lậu
Căn cứ theo Điều 22 của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 41/2017/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản, theo đó, việc buôn lậu gỗ sẽ bị xử phạt như sau: Tùy vào số lượng gỗ buôn lậu cũng như thể tích của từng khối gỗ, người thực hiện hành vi buôn lậu gỗ có thể bị xử phạt hành chính 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Cùng với đó, Nghị định này cũng quy định rõ, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm trừ trường hợp mà gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng của gỗ trên thực tế đã vượt qua sai số cho phép theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thể bị tịch thu phương tiện đối với căn cứ tùy vào mức độ và tính chất của việc vi phạm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định 2023
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Theo quy định 2023 đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?
- Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không vào năm 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Pháp luật quy định buôn gỗ lậu phạt bao nhiêu năm tù năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3, Điều 22 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 13 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định như sau: Hành vi vận chuyển lâm sản (trường hợp vận chuyển lâm sản bằng phương tiện thì xác định hành vi vi phạm từ thời điểm lâm sản đã được xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;
đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;
e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;
g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi vận chuyển sản phẩm gỗ giá trị 30.000.000 đồng mà không có hồ sơ lâm sản hợp pháp có thể sẽ bị xử phạt theo các quy định nêu trên.
Đối với hành vi khai thác rừng trồng của chủ rừng có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;
b) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;
c) Người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình được hồ sơ lâm sản cho người có thẩm quyền tại thời điểm kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản.
…
Như vậy, từ quy định nêu trên có thể thấy rằng chủ rừng có hành vi khi thác rừng trồng, cụ thể ở đây là nếu vi phạm về việc vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay gỗ tự nhiên được chia thành 8 nhóm bao gồm:
– Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao.
– Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.
– Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
– Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.
– Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.
– Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất dễ chế biến.
– Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt
– Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao.