Pháp luật xử lý như thế nào về bào thai và con người?

bởi

“Bang California công nhận bào thai là con người, và ai xâm phạm tới tính mạng bào thai sẽ bị truy tố.” Hiện nay, hệ thống pháp luật ở Viêt Nam vẫn chưa có khái niệm thống nhất về vấn đề bào thai có phải là một con người hay không? Thường thì khoảng 9 tháng 10 ngày bào thai mới trở thành một con người nếu đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ và còn sống. Một vấn đề khá khó xử nếu nạn nhân vụ mua bán bào thai, vụ bào thai bị tác động và tử vong,… thì pháp luật Việt Nam sẽ xử lí ra sao?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung

Nội dung tư vấn

1. Bào thai là gì? Bào thai có phải con người?
Bào thai là một trạng thái của con người, có sự xuất hiện của các bộ phận chính của cơ thể, mặc dù chưa phát triển đầy đủ hết các chức năng và một số cơ quan còn chưa nằm đúng vị trí trên cơ thể người.
Chính vì vậy mà hành vi phá thai, đe dọa, dùng vũ lực ép buộc hoặc tiếp tay cho hành vi liên quan đến thai nhi không bị coi là hành vi giết người.

Một số thông tin về bào thai ở nước ngoài:
Theo tờ báo VN Express đưa tin, vào năm 1989, Tòa án Tối cao của Mỹ đã công nhận tính hợp pháp đối với đạo luật của bang Missouri khẳng định: Cuộc sống con người bắt đầu từ lúc người mẹ mới thụ thai và trẻ chưa chào đời phải được bảo vệ các quyền lợi về sức khỏe, tính mạng.
Theo đó, Tòa án Tối cao cũng phán quyết, các bang có thẩm quyền ban hành luật quy định như thế nào là trẻ chưa chào đời và quy định quyền lợi cho trẻ chưa chào đời, miễn là luật không ảnh hưởng tới các quy định phá thai hợp pháp. Đến nay, 26 bang của Mỹ đã ban hành luật bảo vệ bào thai.

Tháng 7/2000, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật Bảo vệ trẻ em vô tội, ghi nhận “trẻ trong dạ con” có quyền như một con người và khẳng định không có cơ quan quyền lực nào ở cấp tiểu bang và liên bang được quyền thi hành án tử hình với tử tù đang mang thai. Vì như vậy sẽ tước đi mạng sống của hai con người, trong đó có một người vô tội.

Vào năm 1999 và 2001, Hạ viện cũng thông qua dự luật Nạn nhân bị bạo hành chưa chào đời, nhưng khi trình lên Thượng viện thì bị bác bỏ. Các nhà làm luật ở Thượng viện cho rằng bào thai không thể coi là nạn nhân bởi lẽ đứa trẻ vẫn chưa chào đời.

Thời gian gần đây, các vụ án giết người có liên quan bà mẹ mang thai ngày một nhiều. Một lần nữa, dự luật lại được Hạ viện trình lên Thượng viện xem xét.
Đối với Việt Nam vẫn còn nhiều khúc mắc chưa thể giải quyết triệt để khi vấn đề này xảy ra, nhất là trong tình trạng xã hội hiện nay.

2. Với các trường hợp trên thì nếu có, pháp luật có thể giải quyết thế nào?

Trong hệ thống pháp luật hình sự duy chỉ có 1 tội danh duy nhất liên quan đến bào thai, đó là tội phá thai trái phép theo Điều 316 bộ luật hình sự 2015, theo đó thì mức phạt có thể lên đến tù 07 năm và số tiền phạt tối đa là 50.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm.

Điều 316. Tội phá thai trái phép
1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tuy nhiên, nếu có hành vi mua bán bào thai, phạm tội hoàn thành, thai nhi còn sống và chuyển từ bụng mẹ tới nơi nhận mua thì chỉ có thể căn cứ Điều 151 tội mua bán người dưới 16 tuổi của bộ luật hình sự 2015. Mức hình phạt cho hành vi này có thể chịu mức tù cao nhất là 20 năm, đồng thời có thể kèm theo số tiền phạt lên đến 200.000.000 đồng. Khi đó còn phải xem xét ý chí, nhận thức của người mẹ, tức chủ bào thai như thế nào để ra quyết định người mẹ đó có phải đồng phạm hay không.

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm