Xin chào luật sư. Thời gian gần đây những ngôi sao, nghệ sĩ Hoa ngữ như Phạm Băng Băng, Triệu Vy, Trịnh Sảng, Ngô Diệc Phàm đã bị cơ quan văn hóa Trung Quốc áp dụng lệnh “phong sát”. Tại Việt Nam, cụm từ “sao kê” nổi lên trên mạng xã hội cùng với nhiều đề nghị của cư dân mạng về việc một vài nhân vật nổi tiếng tham gia hoạt động từ thiện công bố rõ ràng thu chi để giải đáp thắc mắc về chênh lệch khoản tiền kêu gọi từ thiện. Hay một vài nghệ sĩ có những phát ngôn không đúng chuẩn mực văn hóa cho phép. Liệu Việt Nam có lệnh phong sát này không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Showbiz Trung Quốc, Hàn Quốc không lạ gì với cụm từ “phong sát”. Ở Việt Nam, Bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trên báo chí, mạng xã hội dự kiến sẽ được ban hành nhằm định hướng hành vi của nghệ sĩ khi hoạt động nghề nghiệp và ứng xử cộng đồng. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phong sát là gì?
Phong sát được hiểu là một lệnh cấm dành cho những nhân vật có ảnh hưởng đến công chúng như diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ,… Họ sẽ không được tham gia các hoạt động nghệ thuật do vướng phải scandal; hoặc do có hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật nghiêm trọng. Lệnh cấm này cũng yêu cầu toàn bộ các phương tiện truyền thông không được phép phát sóng chương trình hoặc phim, ảnh có mặt họ. Những tác phẩm nghệ thuật, hợp đồng quảng cáo có sự góp mặt của nhân vật chịu “phong sát” cũng bị gỡ, xóa bỏ.
Các ngôi sao, nghệ sĩ bị phong sát sẽ bị chặn tất cả các hoạt động nghệ thuật, không thể lên truyền hình, không đóng phim, không được phép mở concert. Với lệnh này, sự nghiệp, danh tiếng, hào quang của các ngôi sao, nghệ sĩ xây dựng trong nhiều ngày thường bị hủy hoại, xóa sạch chỉ sau một thời gian ngắn. Các nghệ sĩ nếu bị dính lệnh phong sát thì sự nghiệp của họ gần như đã sụp đổ hoàn toàn.
Nghệ sĩ bị phong sát trong trường hợp nào?
Các nghệ sĩ bị phong sát khi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, đạo đức ảnh hưởng đến hình ảnh người nghệ sĩ. Vi phạm thuần phong mỹ tục và có nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến khán giả bởi những hành vi thiếu đúng đắn, suy nghĩ thiếu cẩn trọng, chia sẻ thiếu trách nhiệm của họ trên mạng xã hội và ngoài đời. Dẫn đến nhiều những tình huống, những trường hợp phản cảm, tạo nên thực trạng showbiz méo mó, xấu xí. Những nghệ sĩ bất chấp chiêu trò, thậm chí phản cảm, để nổi tiếng. Nghiêm trọng hơn là không tuân thủ quan điểm chính trị.
Như vậy, có thể thấy. Phong sát chính là lệnh trừng phạt cao nhất dành cho các nghệ sĩ hoạt động thiếu minh bạch. Là biện pháp mạnh để loại bỏ dần những “tạp chất”, để showbiz trong sạch hơn.
Việt Nam có lệnh phong sát nghệ sĩ không?
Hiện nay ở Việt Nam không có lệnh phong sát nghệ sĩ. Tuy nhiên, cũng theo Điều 3 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Quy định về hoạt động biểu diễn cũng nêu rõ những điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Cụ thể:
Một là, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hai là, xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Ba là, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
Bốn là, sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Những lệnh cấm biểu diễn trong thời hạn nhất định đã được quy định cụ thể tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Nghệ sĩ Việt Nam nào từng bị cấm diễn?
Tháng 8/2013, Cục Nghệ thuật biểu diễn ra công văn yêu cầu tạm thời ngừng cấp phép cho “bà Tưng” trong tất cả các buổi biểu diễn. Ngay cả trong các quán bar trên toàn bộ địa bàn các tỉnh thành trên cả nước. “Bà Tưng” tên thật là Lê Thị Huyền Anh, là người đã đăng nhiều hình ảnh phản cảm lên mạng.
Năm 2014, ca sĩ Hương Tràm do mặc trang phục phản cảm khi biểu diễn nghệ thuật. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội đã ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng và cấm diễn 3 tháng tại Hà Nội.
Năm 2015, một trường hợp khác cũng từng không được cấp phép biểu diễn. Song không liên quan đến hành vi trái thuần phong mỹ tục. Đó là trường hợp nghệ sĩ Minh Nhí bị “treo” diễn do xin đi nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn đã xin. Đồng thời đã biểu diễn ở nước ngoài mà không xin phép cơ quan chức năng. Tới tháng 9/2015, sau 6 tháng chờ đợi. Minh Nhí đã được cấp phép biểu diễn trở lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Các nghệ sĩ có được tự do kiện khi bị xâm phạm nhân phạm danh dự nhân phẩm trên Internet
- Nghệ sĩ quảng cáo truyền thông sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Phong sát là gì? Việt Nam có lệnh phong sát nghệ sĩ không?
Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ.
Câu hỏi thường gặp
“Phong sát” là cụm từ bắt đầu được sử dụng trong ngành giải trí tại Trung Quốc từ năm 2016. Xuất hiện lần đầu trên fanpage của diễn viên, ca sĩ Trần Kiều Ân. Sau đó, cụm từ này ngày càng trở nên phổ biến trong làng giải trí Hoa ngữ
Nếu hành vi biểu diễn có nội dung khiêu dâm, đồi trụy với số lượng số hóa với dung lượng 01 gigabyte (GB), ảnh từ 100 ảnh hoặc phổ biến cho từ 10 người thì ngoài cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; người phạm tội còn bị cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo điều 326, Bộ luật hình sự.
Tại khoản 5, điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật có nội dung kích động. Người biểu diễn ngoài việc bị phạt tiền từ 25-30 triệu đồng còn bị đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 6-12 tháng.