Một hợp đồng dân sự có thể kèm theo một hoặc nhiều phụ lục để giải thích cụ thể nội dung của hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì và nó có đặc điểm gì? Và mối quan hệ giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng là gì? Nếu chưa biết hoặc chưa nắm rõ thì hãy đọc bài viết này của Luật sư X để nắm rõ nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phụ lục hợp đồng là gì?
Bên cạnh những hợp đồng rõ ràng, ngắn gọn thì cũng có những hợp đồng phức tạp, rườm rà. Chính vì vậy, mà chúng ta phải cần có những phụ lục để quy định chi tiết; giải thích rõ ràng những điều khoản của hợp đồng. Theo đó thì bạn có hiểu đơn giản đây là một văn bản kèm theo hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm:
Phân loại phụ lục hợp đồng là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu phụ lục hợp đồng là gì?Hiện nay, dựa trên khái niệm thì phụ lục hợp đồng được chia làm hai loại :
- Phụ lục hợp đồng được ký kết cùng lúc với hợp đồng: phụ lục này thường mang đúng tính chất của mình là quy định rõ ràng; giải thích chi tiết những điều khoản được quy định trong hợp đồng
- Phụ lục hợp đồng được ký kết sau khi hợp đồng chính được thực hiện: loại phụ lục này cũng có mang được dùng để giải thích chi tiết các điều khoản chưa rõ ràng trong hợp đồng. Đồng thời nó còn được dùng để chỉnh sửa, sửa đổi các điều khoản mà khi thực hiện hợp đồng hai bên cảm thấy cần sửa đổi. Ví dụ như sửa đổi thời hạn hợp đồng.
Phân biệt hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng
Như phân tích về khái niệm phụ lục hợp đồng là gì? Có thể hiểu phụ lục là một văn bản kèm theo hợp đồng quy định chi tiết một số điều khoản được hai bên ký kết, thỏa thuận. Còn hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Về bản chất thì đây là hai khái niệm khác nhau. Và đặc điểm khác biệt nhất mà ta có thể phân biệt được giữa hai loại văn bản này là hiệu lực.
- Đối với phụ lục hợp đồng: hiệu lực phụ lục dựa hoàn toàn vào hợp đồng chính, tức là hợp đồng chính vô hiệu thì phụ lục cũng sẽ bị chấm dứt; hoặc nếu hợp đồng bị vô hiệu một phần. Phụ lục cũng sẽ bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu tại hợp đồng mà nó quy định chi tiết.
- Đối với hợp đồng phụ: Khác với nêu trên. Hiệu lực của hợp đồng phụ có tính độc lập tương đối so với hợp đồng chính. Tức là, hợp đồng chính vô hiệu thì chưa chắc hợp đồng phụ sẽ bị chấm dứt. Nếu như các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ có thể thay thế cho hợp đồng chính. Và nếu như phụ lục bị vô hiệu thì hợp đồng chính sẽ không chấm dứt. Nhưng với hợp đồng phụ thì trong trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì hợp đồng phụ hết hiệu lực cũng khiến hợp đồng chính bị chấm dứt.
Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng lao động là gì?
– Áp dụng phụ lục với nội dung quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng lao động.
– Không sử dụng phụ lục để sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
– Đối với phụ lục khi ký kết quy định chi tiết một số điều; khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động. Thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Phụ lục hợp đồng là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Phụ lục quy định chi tiết nội dung hợp đồng: BLLĐ năm 2019 không đặt ra thời gian báo trước.
– Phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động: Trước khi ký. Bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận.
Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ về phụ lục hợp đồng lao động. … Do đó, kể từ thời điểm Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực. Công ty và người lao động không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục mà phải ký kết hợp đồng lao động mới.
Tại Bộ luật lao động năm 2019 quy định. Phụ lục không còn được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Do đó, không còn giới hạn đối với số lần ký đối với bất kì trường hợp ký phụ lục hợp đồng để quy định chi tiết hay sửa đổi; bổ sung nội dung hợp đồng lao động.