Phụ trội giấy tờ có giá là gì?

bởi Liên

Phụ trội, giấy tờ có giá là một trong các thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong ngành kế toán ngân hàng. Vậy phụ trội giấy tờ có giá là gì? Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội là gì?Giá trị phụ trội của giấy tờ có giá? Dưới đây là những giải đáp về những thắc mắc liên quan đến phụ trội giấy tờ có giá.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 01/2012/TT-NHNN

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010

Thông tư 12/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phụ trội giấy tờ có giá là gì?

Trong điển tiếng việt, phụ trội là động từ tăng thêm một lượng ngoài mức quy định. 

– Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010,  Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác định nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá là một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác“.

– Theo công hướng dẫn tại Công văn 141/TANDTC-KHXX năm 2011 thì giấy tờ có giá bao gồm:

  • Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc,  công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005.
  • Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.
  • Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công 2009
  • Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010.
  • Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2, của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp


Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì có thể hiểu rằng phụ trội giấy tờ có giá là sự tăng thêm một lượng ngoài mức quy định của giấy tờ có giá đã nêu ở trên.

Phân loại giấy tờ có giá:

* Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá bao gồm:

– Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, như kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

  • Kỳ phiếu: là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác theo quy định trong kỳ phiếu đó
  • Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn: là giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành chứng nhận người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác
  • Tín phiếu: là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó các điều kiện hai bên tự thỏa thuận với nhau. Là giấy tờ có giá do chínhphủ, ngân hàng nhà nước hay doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn trong ngắn hạn.
  • Các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.- Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác.
  • Trái phiếu : Là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu.Khi mua trái phiếu, bạn trở thành chủ nợ của tổ chức phát hành – còn gọi là bên vay (có thể là chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty). 
  • Cổ phiếu: là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Mỗi loại giấy tờ này đều có một phụ trội riêng và nó chỉ phát sịnh trong một trường hợp cụ thể nào đó.

Ví dụ như: Chiết khấu và phụ trội trái phiếu chỉ phát sinh khi doanh nghiệp đi vay bằng hình thức phát hành trái phiếu và tại thời điểm phát hành có sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa được các nhà đầu tư mua trái phiếu chấp nhận. Chiết khấu và phụ trội trái phiếu được xác định và ghi nhận ngay tại thời điểm phát hành trái phiếu. Sự chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất danh nghĩa sau thời điểm phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến giá trị khoản phụ trội hay chiết khấu đã ghi nhận.

* Căn cứ vào phương thức trả lãi, giấy tờ có giá bao gồm:

  • Giấy tờ có giá tính lãi trước là giấy tờ có giá NH tính lãi ngay khi phát hành, khi đáo hạn khách hàng nhận tiền bằng mệnh giá
  • Giấy tờ có giá trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán là các giấy tờ có giá NH phát hành chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng với mệnh giá.
  • Giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ là các giấy tờ có giá Nh phát hành căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ ( tháng, quý, năm).
Phụ trội giấy tờ có giá là gì?

Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội là gì?

*Đối tượng phát hành giấy tờ có giá có giá có phụ trội

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

– Ngân hàng thương mại;

– Ngân hàng hợp tác xã;

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

*Hình thức phát hành giấy tờ có giá có phụ trội

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết kế và in ấn để bảo đảm khả năng chống giả cao.

– Trường hợp phát hành giấy tờ có giá không theo hình thức chứng chỉ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp cho người mua chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

( Căn cứ theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 17 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/5/2021)

Giá trị phụ trội của giấy tờ có giá

Theo Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Số 7459/NHNN-KTTC thì: “Giá trị phụ trội là giá trị chênh lệch dương giữa giá gốc với giá trị của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (đối với chứng khoán Nợ trả lãi sau) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (đối với chứng khoán Nợ trả lãi trước). Giá trị phụ trội chỉ phát sinh khi mua loại chứng khoán nợ thuộc nhóm chứng khoán sẵn sàng để bán và nhóm chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn”.

Theo đó, giá trị phụ trội của giấy tờ có giá là giá trị chênh lệch giữa giá trị gốc của giấy tờ với khoản tiền được định mức giá trị của giấy tờ đó. Giá trị phụ trội chỉ phát sinh khi có sự chênh lệch giữa mức giá của tài sản (ở đây là giấy tờ có giá) ban đầu so với mức giá trên thị trường

Liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Phụ trội giấy tờ có giá, quý khách hàng muốn biết thêm thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp, quy định về bảo hiểm xã hội, tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, tư vấn về thừa kế,….vui lòng liên hệ với chứng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Mời bạn tham khảo

Tiêu thụ thực phẩm bẩn có bị xử phạt hành chính

Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc, có tranh chấp

Chào bán chứng khoán riêng lẻ

Câu hỏi thường gặp

Phân tích giá trị phụ trội là gì?


Phân tích giá trị phụ trội (tiếng Anh: Overhead Value Analysis, viết tắt: OVA) là một kĩ thuật dùng để tìm kiếm các cơ hội nhằm giảm thiểu các chi phí gián tiếp. Mô hình tập trung vào cắt giảm và tối ưu hóa các hoạt động và dịch vụ gián tiếp trong các công ty.

Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá)?

 
Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá): Là phát hành trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá của trái phiếu. Phần chênh lệch giữa giá phát hành trái phiếu lớn hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là phụ trội trái phiếu. Trường hợp này thường xảy ra khi lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa của trái phiếu phát hành.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm