Quán cafe có được từ chối tiếp khách Việt Nam không?

bởi Luật Sư X
Quán cafe có được từ chối tiếp khách Việt Nam không?

Hội An – di sản văn hóa, mảnh đất vốn được xem là hiền hòa, hiếu khách. Vậy mà trong mấy ngày gần đây báo chí truyền thông lại đang xôn xao về vụ việc xảy ra tại một quán cà phê tọa lạc trên mảnh đất hiền hòa này. Câu chuyện về một quán cà phê ở Hội An chỉ phục vụ khách Tây và từ chối đón tiếp khách Việt. Với hầu hết cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống – “khách đến là mừng rồi” – vậy thì thực hư chuyện này như thế nào? Và đứng trên góc độ pháp luật thì liệu quán cà phê nói chung và quán cà phê ở Hội An này nói riêng có được phép từ chối tiếp khách Việt Nam hay không? Đây chắc hẳn là sự tò mò của tất cả chúng ta. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu cụ thể vấn đề ngay trong khuôn khổ bài viết dưới đây nhé! 

Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp năm 2013;
  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác.

Nội dung tư vấn

1. Thế nào được gọi là khách Việt, khách Tây?

Khách Việt hay khách Tây chỉ là cách gọi quen thuộc, dân dã của chúng ta. Còn thực chất khách Việt, khách Tây là người mua hàng hóa, dịch vụ là người Việt Nam hay là người nước ngoài.

Tuy nhiên trong quy định của Luật Quốc tích năm 2008 lại không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là người Việt Nam giống như đưa ra định nghĩa về người nước ngoài cư trú ở Việt Nam hay là người có quốc tịch nước ngoài. Bên cạnh đó tại Điều 14 của Luật Quốc tịch lại đưa ra quy định về cách xác định người có quốc tịch Việt Nam, cụ thể:

Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam

Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:

1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này

2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;

3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;

4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;

5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó có thể thấy người Việt Nam chính là người có quốc tịch Việt Nam được xác định theo một trong các căn cứ nêu trên.

Còn người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định:

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

5. Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Do đó người nước ngoài hay khách Tây là công dân nước ngoài, không phải công dân của Việt Nam hoặc có thể là người không quốc tịch (Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài) thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Còn tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú.

2. Quán cafe có được từ chối tiếp khách Việt không?

Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, có thể thấy hành vi từ chối tiếp khách Việt của quán cà phê là không được phép, vi phạm quy định về quyền con người, về thực hiện giao dịch dân sự, cụ thể:

Thứ nhất, hành vi phân biệt đối xử với khách hàng là vi hiến:

Hiến pháp năm 2013 ra đời là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự thay đổi nhận thức về các quyền con người một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn so với các bản hiến pháp trước đây. Quyền con người là phẩm giá, nhu cầu, lợi ích và năng lực vốn có ở con người, được pháp luật công nhận nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền sống, tự do, hạnh phúc của con người và dân tộc Việt Nam. Quan niệm về bảo đảm quyền con người và cả quyền công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đẩy quyền con người trong thực tế.

Tại Điều 14 và Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Điều 14.

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 16.

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo đó mọi người được pháp luật bảo vệ quyền cơ bản nhất của mình, quyền tự nhiên nhất và không ai được phép hạn chế quyền này, không được phép đối xử bất bình đẳng giữa người với người trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền con người sẽ bị coi là vi hiến.

Trong trường hợp này thiết nghĩ hành vi quán cà phê từ chối tiếp khách Việt có thể xem là hành vi xâm phạm đến quyền cơ bản của con người, là quyền được đối xử bình đẳng trong quan hệ dân sự, kinh tế, xã hội. Điều này vô hình chung tạo nên làn sóng căm phẫn trong mỗi con người Việt Nam.

Thứ hai, xuất phát từ tính chất của quan hệ dân sự

Mỗi chủ thể bao gồm tổ chức và cá nhân tồn tại trong xã hội đều tham gia vào các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác. Khi có sự mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tức là đã hình thành nên quan hệ dân sự (quan hệ mua bán). Với tư cách là một chủ thể trong xã hội, là người Việt Nam được pháp luật tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản nhất thì khách Việt có quyền được tham gia quan hệ dân sự mua bán, được sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ những người bán. Có thể trên thực tế chúng ta vẫn bắt gặp nhiều cảnh tượng lớn tiếng rằng “Không thích bán đấy” hay những hành động xua đuổi khách hàng vì nhiều lý do nhưng chúng ta không hay biết rằng để xã hội có thể tồn tại và phát triển thì cần có quan hệ xã hội, và quan hệ này được xác lập ngay chính giữa những cá nhân trong xã hội, là quan hệ mua bán để duy trì cuộc sống, hưởng thụ cuộc sống; là quan hệ thừa kế,…. Nếu như xã hội không còn sự trao đổi các quan hệ xã hội với nhau thì xã hội đó không thể phát triển, thậm chí sẽ bị diệt vong. Vì vậy không có lý do gì cản trở hoạt động tham gia giao dịch dân sự của chủ thể trong xã hội.

Từ những lý do trên thấy rằng quá cà phê không được từ chối tiếp khách Việt. Nếu trường hợp khách có hành vi gây rối loạn trật tự hoặc hành vi khác xâm phạm đến hoạt động kinh doanh thì có thể từ chối tiếp khách hàng đó. Bởi vì nguyên nhân đó lại xuất phát từ lỗi của khách hàng nên trao cho họ được phép từ chối phục vụ là hợp lý. Còn những trường hợp khác thì không được phép phân biệt đối xử khách hàng., dù họ có là người Việt hay người nước ngoài, dù có địa vị xã hội như thế nào, màu da ra sao thì chúng ta cũng không được phép phân biệt đối xử.

3. Tại sao không được phân biệt đối xử với khách hàng

Hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến công tác bảo đảm quyền con người, trước tiên, diễn biến theo hướng tích cực, là: Cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội để thúc đẩy công tác bảo đảm và giải quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững – điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc đẩy công tác bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chuẩn mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế; bầu bạn trên thế giới hiểu được thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; và các quốc gia phương Tây cũng buộc phải điều chỉnh thái độ, chính sách của họ đối với vấn đề quyền con người của Việt Nam, cơ bản theo hướng hợp tác.

Trong quá trình đổi mới, đồng thời có những tác động đan xen cả tiêu cực và tích cực đến thực hiện quyền con người, như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, tiềm ẩn những bất bình đẳng trong quá trình bảo đảm quyền con người; sự bộc lộ một cách đa dạng, có khi gay gắt, nhiều vấn đề cũ đồng thời xuất hiện những vấn đề mới liên quan đến công tác bảo đảm quyền con người (quyền sở hữu đất và bất động sản; bảo vệ quyền có việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ quyền của người tiêu dùng; quyền về môi trường; quyền sở hữu trí tuệ; quyền của kiều dân nước ngoài định cư tại Việt Nam và Việt kiều; gia tăng vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quyền con người; quyền của người đồng tính,…). Sự tác động của biến động kinh tế, nhất là của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, đến tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam; sự tác động đa chiều của truyền thông và dư luận xã hội trong điều kiện tồn tại, phát triển các mạng xã hội; sự tác động của pháp luật và cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực đến công tác bảo đảm quyền con người,… cũng tác động đến thực hiện quyền con người.

Trong điều kiện như vậy, công tác bảo đảm quyền con người ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, đã tích cực và từng bước chủ động thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyền con người; hệ thống thiết chế và thể chế bảo đảm quyền con người từng bước được xây dựng theo hướng hoàn thiện; sự tham gia tích cực của người dân và các tổ chức xã hội vào công tác bảo đảm quyền con người.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư dân sự tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm