Những vụ án hình sự khởi tố đã tăng hơn so với năm 2020, số lượng nhiều qua từng năm. Đối với một số vụ án đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 thì việc có đơn bãi nại hay đơn xin miễn giảm hình phạt được xem như một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể xem xét cho việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Những tội được bãi nại” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bãi nại
Bãi nại là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong Bộ luật Hình sự nhưng lại không có quy định cụ thể thế nào là bãi nại. Tuy nhiên có thể hiểu bãi nại là bãi bỏ yêu cầu khiếu nại hoặc khởi tố một vụ án, việc bãi nại do người bị hại (hoặc người đại diện của người bị hại) thực hiện thông qua Đơn bãi nại.
Trong đó, Đơn bãi nại là loại đơn của người bị hại hoặc người dại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… có nội dung về việc rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Tức, việc người bị hại (người đại diện cua bị hại) có Đơn bãi nại đồng nghĩa với việc không còn tiếp tục yêu cầu khởi tố vụ án nữa.
Tác dụng của đơn bãi nại
Đơn bãi nại là hành vi người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này tại Điều 155 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
– Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Những tội được bãi nại
Theo đó, không phải vụ án nào cũng được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người có quyền làm đơn, mà pháp luật chỉ quy định những vụ án được áp dụng thuộc các tội sau:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạ sức khỏa của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);…
Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xet đình chỉ vụ án. Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.
Hệ quả pháp lý khi bi hại gửi đơn bãi nại
Khi người bị hại gửi đơn bãi nại thì hệ quả pháp lý có thể xảy ra gồm:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự
– Đơn bãi nại không có hiệu lực đình chỉ vụ án hình sư nhưng trở thành căn cứ để hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị đơn (Đơn bãi nại được đưa ra trong trường hợp vụ án không khởi tố theo yêu cầu của bị hại)
Vì vậy, có thể khẳng định, không phải trong mọi trường hợp có đơn bãi nại thì bên gây thiệt hại đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mẫu đơn xin bãi nại của người bị hại chuẩn quy định
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- TẢI XUỐNG MẪU ĐƠN BÃI NẠI HÌNH SỰ CHI TIẾT NĂM 2023
- MẪU ĐƠN XIN BÃI NẠI TAI NẠN GIAO THÔNG 2023
- MẪU ĐƠN XIN BÃI NẠI CỦA NGƯỜI BỊ HẠI CHUẨN QUY ĐỊNH NĂM 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Những tội được bãi nại” hoặc các dịch vụ khác như là mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, về hành vi bạo hành
Theo những thông tin mà bạn cung cáp, chồng bạn bị người khác gây ra thương tích tổn hại sức khỏe tới 31% – 61%. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào kết quả giám định cụ thể và chính xác của bác sĩ, mới chứng minh được chông bạn bị thương tật cụ thể là bao nhiêu % sức khỏe.
Đối với trường hợp trên 31% như bạn nói thì Người hành hung chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Thứ hai về đơn bãi nại được ký
Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Theo Điều 105 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
-Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
-Tội hiếp dâm
-Tội cưỡng dâm
-Tội làm nhục người khác
-Tội vu khống
-Tội xâm phạm quyền tác giả
-Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Đối với trường hợp của người kia, như đã phân tích ở trên, anh ta phạm phải tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS 2015. Người vi phạm tội danh này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự kể cả khi có đơn bãi nại của người bị hại.
Trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện nay không quy định trực tiếp các trường hợp được áp dụng đơn bãi nại mà chỉ dựa trên hành vi người bị hại làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, tại điều 155 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng hình sự năm 2021 quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như sau:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Từ quy định trên, chỉ có thể áp dụng đơn bãi nại cho các trường hợp khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại.