Việc tách Sổ đỏ được phát sinh hình thành trên thực tế; khi mà điều kiện của mỗi gia đình hướng đến một nhu cầu sử dụng khác nhau. Như việc con cái lập gia đình cần có của cải riêng thì cha mẹ tách Sổ đỏ cho con cái; tránh gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chung của mỗi thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa là; thửa đất còn lại sau khi tách thửa; và thửa đất mới hình thành đều có diện tích không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tách thửa. Tùy vào mục đích tách Sổ đỏ mà phải nộp những khoản tiền khác nhau như tiền đo đạc; thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ; phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp Giấy chứng nhận.
Vậy để hiểu cụ thể về vấn đề tách sổ đỏ; Luật sư X chia sẻ đến bạn đọc thông tin qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ là việc chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất khác với diện tích nhỏ hơn. Việc tách sổ phải đảm bảo đáp ứng các quy định của Luật Đất đai hiện hành về diện tích tối thiểu được tách thửa.
Thủ tục tách sổ đỏ
– Quy định về hồ sơ tách Sổ đỏ gồm: Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Đơn đề nghị hợp thửa hoặc tách thửa theo mẫu.
– Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 20 ngày. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tăng thêm 15 ngày.
Thuế phải nộp khi tách Sổ đỏ
Quy định về thủ tục tách Sổ đỏ quy định, người dân cần nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 4, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, việc tách sổ đỏ trong các trường hợp sau được miễn thuế thu nhập cá nhân:
Tách sổ đỏ giữa chồng với vợ; giữa mẹ đẻ, cha đẻ với con đẻ; giữa mẹ nuôi, cha nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ, cha vợ với con rể; giữa bà nội, ông nội với cháu nội; giữa bà ngoại, ông ngoại với cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Phí phải nộp khi tách Sổ đỏ
Khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ, người dân cần nộp phí trước bạ nhà đất. Theo khoản 1, Điều 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, mức thu lệ phí trước bạ khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa.
Đồng thời, người dân phải nộp một số khoản lệ phí khác như phí công chứng, phí đo đạc, phí cấp Giấy chứng nhận…
Có thể bạn quan tâm:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Câu hỏi liên quan
Trong trường hợp ngoại lệ, nếu diện tích đất sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng người sử dụng đất xin hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa, tách sổ đỏ.
Bên cạnh phí phải nộp khi tách Sổ đỏ, người dân còn phải nộp một số khoản lệ phí khác như phí công chứng, phí đo đạc, phí cấp Giấy chứng nhận…
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 20 ngày. Với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được tăng thêm 15 ngày.
Thông tin liên hệ
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ pháp lý tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà Luật sư X cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 0833102102