Căn cứ:
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Thông tư 91/2015/TT-BGTVT
- Quy chuẩn 41:2016/BGTVT
Nội dung tư vấn:
1. Khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về tốc độ cho phép.
Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
- Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe.
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
Vậy tốc độ phải tuân thủ theo quy định là bao nhiêu ?
2. Tốc độ tối đa cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay quy định về tốc độ phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong và ngoài khu vực đông dân cư (không áp dụng đối với đường cao tốc) được thực hiện theo thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2016 (thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ). Và theo Điều 6 và Điều 7 của thông tư này thì tốc độ cho phép được quy định như sau:
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
► Như vậy trên đường bộ trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các loại xe cơ giới chạy trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe cơ giới trở lên được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h và được chạy tối đa 50 km/h tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới. Trường hợp ngoài khu đông dân cư ngoài căn cứ loại đường thì còn phải căn cứ vào loại xe lưu hành.
Vậy để hiểu rõ và áp dụng cho đúng thì chúng ta cần phải làm rõ 3 vấn đề có liên quan bao gồm:
- Xe cơ giới là xe gì ?
- Trong khu vực đông dân cư – Ngoài khu vực đông dân cư
- Đường đôi – Đường 2 chiều – Đường 1 chiều.
– Xe cơ giới là xe gì ?
Theo quy định thì Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự – Khoản 2 Điều 3 Thông tư 91/2015
Một vấn đề nữa là phân biệt khái niệm “xe moto” và “xe gắn máy”
- Xe môtô: Trước giờ nhiều người lầm tưởng môtô là cụm từ để chỉ những xe 2 bánh hầm hố với công suất lớn. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3.40 Điều 3 Quy chuẩn 41 thì môtô(hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên.
- Còn trường hợp Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3. Như vậy theo quy định xe có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên đã được xem là xe mô tô (hay gọi là xe máy) rồi.)
Như vậy có thể hiểu đơn giản xe cơ giới là những loại xe di chuyển bằng động cơ kéo mà không dùng sức người/ động vật. Và theo quy định trên thì rõ ràng đại đa số phương tiện tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay (không tính mấy vùng cao nguyên, rừng núi) là xe cơ giới.
– Khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư: Đầu tiên cần phải nắm rõ nguyên tắc xác định khu vực đang lưu thông là trong hay ngoài khu dân cư. Bởi lẽ theo quy định của luật thì tốc độ cho phép tối đa ở 2 đoạn đường này là hoàn toàn khác nhau.- Trường hợp trong khu vực đông dân cư.
- Trường hợp báo hết khu vực đông dân cư.