Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh sẽ được tự động được bảo hộ mà không cần phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ . Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tác giả, chủ sở hữu vẫn đăng ký vì giấy chứng nhận bảo hộ là cơ sở xác thực nhất để chứng minh quyền tác giả trong trường hợp có tranh chấp. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh với các tác phẩm phái sinh được bảo vệ bởi quyền nhân thân và quyền sở hữu. Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả tác phẩm phái sinh, cần xác định tác phẩm đó thuộc loại hình tác phẩm phái sinh nào. Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh quy định như thế nào? hãy cùng LSX tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019
Khái niệm Quyền tác giả và tác phẩm phái sinh
Căn cứ khoản 2 và khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 có đưa ra định nghĩa về quyền tác giả và tác phẩm phái sinh như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.
Các đặc điểm của tác phẩm phái sinh
Thứ nhất, phải được hình thành dựa trên một hoặc nhiều tác phẩm gốc đã tồn tại và phải còn dấu ấn của tác phẩm gốc.
Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản
Tác phẩm phái sinh hình thành trên cơ sở thay đổi tác phẩm gốc, có dấu ấn của tác phẩm gốc. Khi tiếp xúc với tác phẩm phái sinh, công chúng phải liên tưởng đến tác phẩm gốc, sự liên tưởng này được thể hiện qua nội dung của tác phẩm gốc.
Người sáng tạo tác phẩm phái sinh phải tôn trọng quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc. Thuật ngữ tác phẩm gốc vừa nêu là tác phẩm mà người sáng tạo tác phẩm phái sinh dựa trên nền của nó để sáng tạo tác phẩm (phái sinh) của mình.
Thứ hai, trong tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn cá nhân của tác giả tác phẩm phái sinh
Dấu ấn cá nhân có thể hiểu là sáng tạo về nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm
Thứ ba, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh khác biệt từng phần hoặc hoàn toàn so với tác phẩm gốc
Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Do đó, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra. Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký.
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
– Quyền nhân thân (quy định tại Điều 19) bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm ; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Quyền tài sản (quy định tại Điều 20) bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm
Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 nhấn mạnh, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tức là, sự ra đời của tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc, bao gồm cả quyền tài sản và quyền nhân thân.
Thứ hai, được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Tại khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Có nghĩa là, ngoài trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, thì bất kể hành động làm tác phẩm phái sinh nào cũng phải được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm gốc.
Thứ ba, phải mang dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo đó, có thể hiểu, quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức, cách thức thể hiện nội dung, ý tưởng đó.
Tác phẩm phái sinh là một tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm gốc nên để được bảo hộ một cách độc lập, phải thể hiện được sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn tác giả của nó nhưng đồng thời phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền tài sản của tác giả tạo ra tác phẩm gốc và không trái với thuần phong mỹ tục.
Do vậy, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ một cách độc lập thì nó phải thể hiện được sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung, ý nghĩa, giai điệu…dựa trên tác phẩm gốc và mang dấu ấn mới mẻ của tác giả tác phẩm phái sinh.
Như vậy, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Các loại tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật hiện nay
Tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
– Tác phẩm dịch: là tác phẩm chuyển tải trung thực nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ví dụ: Truyện Nếu còn có ngày mai được dịch từ nguyên bản tiếng Anh “If tomorrow comes” của Sidney Sheldon.
– Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nội dung, tư tưởng… làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới. Ví dụ: tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Nguyễn Du là tác phẩm phóng tác từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm có sự thay đổi về hình thức diễn đạt so với tác phẩm gốc. Ví dụ: Vở chèo “Súy Vân” của tác giả Trần Bảng được cải biên từ vở chèo “Kim Nham”, trong đó Súy Vân là một “nghịch nữ” trong vở chèo cổ trở thành người phụ nữ tiến bộ, nạn nhân của chế độ phong kiến trong vở chèo cải biên.
– Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo trên nội dung tác phẩm gốc nhưng có sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Ví dụ: Các bộ phim chuyển thể từ truyện.
– Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra trên cơ sở thu thâp, chọn lọc nhiều tài liệu sau đó tự biên tập, viết lại theo một tiêu chí nhất định.
– Tác phẩm chú giải: là tác phẩm giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm khác.
– Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm chọn lọc một số tác phẩm trong nhiều tác phẩm cùng loại theo một số tiêu chí nhất định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về vấn đề Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo quy đinh năm 2022 . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, bảo hộ logo độc quyền, Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, … của LSX. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Bán đồ chơi trẻ em cần giấy tờ gì theo quy định năm 2022?
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì?
- Có được làm Chứng chỉ hành nghề thú y online không theo quy định 2022?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh bị xử lý như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với cá nhân có hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số.
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.