Căn cứ:
Nội dung tư vấn:
1. Rải đinh ra đường là hành vi vi phạm pháp luật!
Việc rãi đinh trước hết có thể thấy hậu quả là gây ảnh hưởng đến tài sản của người khác. Bởi lẽ, nạn rãi định gây thủng xăm, nổ lốp chính là thiệt hại đến tài sản của người có xe bị “dính đinh”. Tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác được pháp luật bảo vệ mà không ai có quyền xâm phạm, gây ảnh hưởng đến nó. Cụ thể Căn cứ vào Điều 158 và 159 Bộ luật dân sự 2015 thì Các quyền đối với tài sản bao gồm quyền sở hữu và các quyền khác.
Điều 158: Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 159: Các quyền khác với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.
Bởi thế, hành vi rãi đinh làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật.
Hơn nữa, nhiều trường hợp khiến gây ra tai nạn rất nghiêm trọng do đang điều khiển xe với tốc độ cao hay chạy xe trong trời tối. Bởi vậy, rõ ràng, hành vi vi phạm này đã vi phạm quy định của pháp luật, gây nguy hiểm và thiệt hại cho người khác.
Người có hành vi rãi đinh sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
2. Mức phạt nào cho người rải đinh?
Với hành vi vi phạm này thì rõ ràng, người rãi đinh sẽ phải chịu các chế tài xử phạt của pháp luật. Xử phạt hành chính hoặc hình sự được đặt ra tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.
Về xử phạt hành chính:
Cụ thể tại KHoản 6 Điều 11 ,Nghị định 46/2016/NĐ-CP mức xử phạt có thể lên đến 8 triệu đồng và áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như thu dọn đinh, vật sắc nhọn.
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
…
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vây, hành vi rải đinh và gây ra hậu quả nghiêm trọng, người rải đinh phải chiu trách nhiệm hình sự. Mức phạt cao nhất đến 10 năm.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hành chính Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay