Rút đơn khởi kiện có bị khởi tố không?

bởi

Trong quan hệ dân sự, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, nếu bạn rút đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự; tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án. Tuy nhiên trong pháp luật hình sự; mặc dù người bị hại rút đơn khởi kiện nhưng liệu người gây ra hành vi vi phạm có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhằm duy trì trật tự và công lý; không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định; xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại; pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Đó là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội; vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, lợi ích về mặt xã hội; có thể không lớn mà còn có khả năng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình 2015; quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:

“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự; khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu người bị hại

Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại gồm:

Khoản 1 Điều 134: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định.

Khoản 1 Điều 135: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó; hoặc đối với người thân thích của người đó.

Khoản 1 Điều 136: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Khoản 1 Điều 138: Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Khoản 1 Điều 139: Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Khoản 1 Điều 141: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Khoản 1 Điều 143: Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Khoản 1 Điều 155: Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác

Khoản 1 Điều 156:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền nhng điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy nếu bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên; thì mà bị hại không khởi tố hoặc đã khởi tố; nhưng rút đơn thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên người bị hại phải rút đơn đúng với ý muốn của họ; nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức; thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố; thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Các trường hợp còn lại, dù cho bị hại hay người yêu cầu rút đơn; thì người thực hiện hành vi vi phạm vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vì tội phạm này không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự?

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách; pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+ Khi có quyết định đại xá.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm