Ketamine là loại thuốc gây mê ảo giác, được sử dụng như chấy gây mê trong y học đươc sử dụng cho cả người lẫn trong thú y. Và mặc dù được sử dụng trong y học nhưng đây là chất chống chỉ định dùng khi không được sử cho phép của bác sĩ vì đây là một loại ma túy với mã thông tin CAS là 6740-88-1. Người sử dụng ketamine thường xuyên sẽ gặp vấn đề sức khỏe phổ biến nhất là suy thận nghiêm trọng và đã được xếp và loại ma túy thì không được phép sử dụng trái với quy định. Vậy Sử dụng trái phép ketamine bị phạt bao nhiêu tiền?
LSX sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Ketamine có phải là chất ma túy không?
Ketamine có tên khoa học là (±)-2-(2-Chlorophenyl)-2-methylaminocyclohexanone và có mã thông tin CAS là 6740-88-1. Ketamine thuộc Danh mục các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Như vậy, Ketamine là một loại chất ma túy tuy nhiên, ketamine không bị cấm tuyệt đối mà được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y.
Ketamine thuộc danh mục thuốc độc bảng A
Một nghiên cứu mới đây của các bác sĩ tại khu hành chính đặc biệt Hồng Kông thuộc Trung Quốc cho biết loại ma túy đang thịnh hành trong giới trẻ ketamine ẩn chứa những hiểm họa khôn lường tới sức khỏe về lâu dài.
Ketamine, ký hiệu là K hoặc Kitat thuộc danh mục thuốc độc bảng A. Thực chất, đây là loại thuốc gây mê, gây ảo giác, được sử dụng trong y học như tiền chất gây mê ở thú y và người.
Ketamine được chỉ định thận trọng khi sử dụng trong điều trị nhưng từ một thập kỷ qua, ở Hồng Kông nói riêng và châu Á nói chung, loại độc dược này lại được coi là “linh hồn của những bữa tiệc” mà giới trẻ lạm dụng nó với suy nghĩ ngây thơ rằng đây không phải là ma túy gây nghiện, không gây hại cho sức khỏe.
Ben Cheung, một bác sĩ tâm thần học Hồng Kông đã nghiên cứu nhiều trường hợp sử dụng ketamine để rút ra kết luận rằng những người dùng thường xuyên loại ma túy này sẽ bị suy thận nghiêm trọng. Ông nhận xét: “Những trường hợp tệ nhất ở giới trẻ là họ liên tục phải tiểu tiện 15 phút một lần. Họ thậm chí không thể đi nổi một cuốc xe buýt dài vì vấn đề với thận. Đây là một hậu quả nghiêm trọng mà từ trước đến nay, giới y học cũng chưa phát hiện ra”.
Đáng ngại hơn, việc mất khả năng kiềm chế tiểu tiện đó không phải là vấn đề duy nhất cho những con nghiện ketamine. Một nghiên cứu khác ở Hồng Kông với 97 thanh niên thường xuyên sử dụng ma túy này cho thấy hơn 60% bị trầm cảm, 31% than phiền về khả năng tập trung kém hẳn còn 23% gặp trục trặc trí nhớ.
Tatia Lee, một bác sĩ trong nhóm nghiên cứu trên kết luận: “Các con nghiện sốc nặng. Không bao giờ họ nghĩ rằng ketamine lại ảnh hưởng đến các chức năng của não như vậy”. Vào khoảng những năm 2000, tại Hồng Kông, ketamine “vượt mặt” heroin rồi sau đó là cả cần sa để thành loại ma túy được dân chơi ưa chuộng nhất mà lí do chủ yếu là giá rẻ. Người sử dụng ketamine thường pha trộn nó với các chất gây nghiên khác khiến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe càng cao.
Trong khi đó, để tăng lợi nhuận, những kẻ buôn lậu ketamine thậm chí còn trộn thêm cả bột phấn, bột kính có hình dáng na ná như độc dược này.
Năm 2008, một báo cáo ước tính Hồng Kông có 8.309 người sử dụng thuốc tác động đến thần kinh, trong đó 5.042 trường hợp dùng ketamine. Vài năm gần đây, cảnh sát cũng như các cơ quan phòng chống ma túy ở Hồng Kông đã truy quét quyết liệt và dần loại bỏ được ketamine khỏi các vũ trường, hộp đêm. Tuy nhiên, với việc giá rẻ và dễ sử dụng, loại ma túy nguy hiểm này vẫn đang len lỏi trên nhiều con phố, ngõ ngách Hồng Kông và đối tượng dễ nghiện nhất là thanh thiếu niên.
Tác hại nguy hiểm của thuốc Ketamine?
Ketamine có ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp và hệ thần kinh. Nó mang đến các triệu chứng và ảnh hưởng, gây tổn thương lâu dài cho sức khỏe. Dấu hiệu thường xuất hiện đó là tăng huyết áp, mạch đập nhanh, co thắt thanh quản. Trong đó các biến chứng nặng hơn có thể nhận thấy như suy hô hấp, ngừng thở.
Ketamine tạo ra những tổn thương không thể chữa lành cho vùng não bộ. Các tổn thương này hình thành, được gọi là “tổn thương Olney”. Cũng chính là nguyên nhân, hệ quả của các căn bệnh.
Tùy theo tình trạng nghiện mà các triệu chứng cũng khác nhau:
– Nghiên cứu cho thấy, người dùng ketamine thường xuyên (trung bình 20 ngày/tháng) sẽ gia tăng chứng trầm cảm và mất trí nhớ. Cũng dễ để mắc các bệnh về tim mạch, các tệ nạn xã hội. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt.
– Trong khi những người không thường xuyên sử dụng (trung bình 3,25 ngày/tháng), sẽ cảm nhận rõ được sự thiếu hụt trong khả năng nhận thức. Bao gồm giảm sự cảnh giác, lưu loát lời nói, giảm trí nhớ ngắn hạn, chức năng kiểm soát tư duy.
Các số liệu được xác định đối với khả năng tập chung của người nghiện như sau:
- Có khoảng 60% những “con nghiện” ketamine bị trầm cảm.
- 30% giảm khả năng tập trung.
- 23% trí nhớ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn tìm ra nhiều tác dụng phụ của Ketamin như: gây buồn ngủ, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Bởi vật mà trong y học, thành phần thuốc phải được giám sát, sử dụng với liều lượng nhỏ thích hợp. Nếu quá liều có thể gây tổn thương cho bàng quang và gan. Nó mang đến cả những hậu quả trước mắt và tác động sức khỏe, sinh hoạt lâu dài cho người sử dụng. Đặc biệt, nếu sử dụng liều cao kết hợp với một số loại thuốc khác có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là tử vong.
Sử dụng ketamine với các chất kích thích khác:
Theo WHO, độc tính riêng của Ketamine không có khả năng dẫn đến tử vong. Cũng như các khả năng xấu nhất khi xử dụng quá liều, xử dụng lâu dài mới nhìn thấy được. Nó phải được kết hợp sử dụng với các chất kích thích khác, mang đến sự tận hưởng tốt hơn cho các con nghiện. Đồng thời nguy cơ tử vong hay mắc các căn bệnh nghiêm trọng gia tăng.
– Nếu kết hợp nó với rượu, làm tăng tác dụng an thần, là nguyên nhân cho các triệu chứng xấu. Nó khiến bạn bất tỉnh nhanh chóng và đột ngột hay thậm chí ngừng thở, dẫn đến quá liều gây tử vong. Các sự kết hợp không đúng cách là con dao hai lưỡi để gây ra hậu quả nghiêm trọng.
– Dùng cùng với thuốc giảm đau (như rượu, GBL, các loại thuốc benzodiazepin như valium hoặc thuốc phiện như heroin) có thể khiến bạn bất tỉnh nhanh chóng và bất ngờ. Có thể ngừng thở hoặc cho phép bạn ngạt thở.
– Uống ketamine với chất kích thích (như cocaine và thuốc lắc) có thể làm quá tải tim của bạn. Việc kích thích đột ngột, thay đổi nhịp thở nhanh chóng và mất kiểm soát khiến các cơ quan phải làm việc quá tải. Khả năng bị kích động và lo lắng cũng tăng lên. Chất kích thích có thể khiến bạn di chuyển không ngừng trong khi tác dụng của ketamine hạn chế cử động, làm tăng khả năng chấn thương do tai nạn.
Sử dụng trái phép ketamine bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
…
- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
Như vậy, người có hành vi sử dụng trái phép ketamine có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy với mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Người sử dụng trái phép ketamine còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Mua bán trái phép ketamine bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:
Tội mua bán trái phép chất ma túy
- Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người có hành vi mua bán trái phép ketamine có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận chuyển ma túy mà không biết có bị truy cứu năm 2023?
- Hình phạt chính đối với người phạm tội về ma túy như thế nào?
- Theo quy định 2022 trốn khỏi nơi cai nghiện ma túy bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Sử dụng trái phép ketamine bị phạt bao nhiêu tiền năm 2023?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tách thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về ma túy chính là cấu thành tội phạm của loại tội này. Trong đó 4 yếu tố cấu thành tội phạm về ma túy như sau:
– Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.
Đối tượng tác động của các tội phạm trong nhóm này là các chất ma tuý hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng vào vật sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
– Mặt khách quan của tội phạm: Cấu trúc của các tội phạm ma tuý đều có cấu thành tội phạm hình thức. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan luôn thực hiện bằng các hành vi dưới dạng hành động.
– Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên và tùy thuộc vào từng tội phạm sẽ tương ứng với điều kiện về tuổi theo quy định tại Điều 9, Điều 12 và Điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
– Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.
Theo Khoản 4 Điều 252 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:
“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”
Theo đó nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên thì người phạm tội có thể chịu hình phạt là tử hình. Tuy nhiên khi quyết định áp dụng hình phạt này thì cần cân nhắc một số các yếu tố về điều kiện áp dụng.